Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2013

Ân sủng của tuổi già


Trở nên già nua là một bằng chứng: thân xác trở nên yếu ớt, sức lực tuồng như không còn nữa. Nhưng càng thêm tưổi cần phải nhận định một cách khác và phải cho đây là một ân sủng. 

Sự già nua bắt đầu khi ta không còn đọc báo mà không đeo kính. Rồi thì không còn theo dỏi thứ tự của mọi việc một cách chính xác nữa. Và khi có một người trẻ chú ý, một cách lịch sự là nhường chổ ngồi trên xe buýt. Và đến lúc con cái và cháu chắt, hảnh diện và cảm động báo tin đứa cháu vừa mới sinh, nghĩa là thời tuổi trẻ đã khép lại và một khoảng thời gian khác đang bày ra. Không cần nhắc đến những sự việc nhỏ nhặt đang xẩy ra và điều đó “là trở nên già nua” như mọi người thường nói.

Tuy vậy, tuổi già chẳng có gì là mới mẽ. Điều này bắt đầu từ lúc mới sinh ra. Sau tuổi tập sự từ thời thơ ấu, những kỳ vọng đầy nhiệt huyết của thời kỳ trai trẻ, đến tuổi sung mãn của tuổi thành nhân rồi đến tuổi đi dần đến tuổi già. “Người ta không cảm thấy là sống tuổi già vẫn quý hơn là chết lúc còn trẻ”. người xưa thường nói như vậy.” 

Nhiều người bà con, bạn bè đã ra đi trước chúng ta. Tuy vậy xã hội luôn chú trọng đến tuổi trẻ và bị ảnh hưởng những giá trị của tuổi trẻ và quên đi tuổi già là một ân sủng. . .”Giữa tuổi thanh xuân, bạn hãy tưởng nhớ Đấng đã dựng nên mình. Đừng chờ đến ngày tai ương ập tới, đừng chờ năm tháng trôi qua, những năm tháng rồi bạn sẽ phải nói: Tôi chẳng có được một niềm vui nào trong thời gian đó cả!” (GV 12-1)

Như vậy, làm sao để thích thú với những năm tháng đó? Làm sao để yêu mến dù muốn dù không, như trong bài thánh vịnh 90 : Đời chúng con tàn tạ, kiếp sống thoáng qua. . .Tính tuổi thọ trong ngoài bảy chục, mạnh giỏi chăng là được tám mươi, mà phần lớn chỉ là gian lao khốn khổ,” 

Trở nên già nua được thể hiện qua nhiều cách. Điều này có thể xẩy ra sớm hay muộn, hoặc có thể cảm thấy sức lực của tuổi thanh xuân không đạt đến điểm cao của nó. Nhưng mãi là như vậy. Tính hăng say, sức lực, sáng tạo, sức đề kháng, lạc quan, tính mạo hiểm không còn như thời tuổi trẻ. Mọi hình bóng cũng thay đổi. Mọi sự thay đổi của tuổi già bày ra trên trán, trên đôi má và trên cằm. 

“Khi một người già chết đi thì hình như một tủ sách đã bị thiêu hủy.”
Những sinh hoạt không còn trên lịch trình. Những kế hoạch được yêu mến, được hoạch định đều phải hủy bỏ. Mối giao du bị thu hẹp lại, các bạn bè chẳng còn mấy người. Đôi khi, những người thân ra đi, chỉ còn lại những kỷ niệm. Bà Nicole Carré viét: “Cảm thấy già nua, ít liên can đến những năm tháng mà khi mình cảm thấy sức lực yếu kém đi và khi có cảm tưởng với mọi giao thiệp ở đời bị thu hẹp lại”. Trở nên già nua như là một cái gì đang mất mát đi.”

Và còn những điều khốn khổ, lớn bé v.v. Thính giác không còn bén nhạy nữa. Giấc ngũ khó khăn. Các bắp thịt tuồng như bị co rút lại. Thân xác tuồng như không còn sức mạnh. Và còn thảm thương hơn nữa là” Tôi không thể làm được” thay bằng câu “ tôi không còn làm được nữa.” Trí nhớ, sức lực, hơi thở, tất cả những gì mà chúng ta dựa trên đó đều mất hết. Điều đó chứng minh là sự hèn yếu. Điều đó đôi khi còn thêm vào sự cô đơn hoặc sự nhục nhã vì phải lệ thuộc: đó là thời gian của sự nghèo nàn đến tột độ.” 

Nhưng sự già nua không phải là con đường đi đến sự mất mát và sự từ khước chấp nhận. Mặc dù thân xác và nét mặt nói lên tuổi tác già nua, và cũng có thể nói lên sự giàu có của kẻ luống tuổi, và sở thích và niềm hạnh phúc của cuộc sống. “Xã hội tân tiến của chúng ta quá chú trọng đến những thu hẹp. Những nền văn hóa khác nêu lên những sự phong phú, những quí giá của tuổi già.” Hãy đọc trong Kinh Thánh nêu lên sự phong phú của tuổi già là, những kinh nghiệm, những điều đã thành tựu, và sự khôn ngoan.

Nói về kinh nghiệm Cha Becheau, nói vê Maisen, trong sách Dân số, ngợi khen tuổi già như sau: Hãy nhớ lại những ngày đã qua, những năm tháng, thời này qua thời khác, hãy hỏi cha của ngươi, họ sẽ bày vẻ cho các ngươi, những ngươi xưa sẽ nói lại với các ngươi.”

Cha Bécheau còn trích ra từ những bài thánh vịnh như TV 44: Cha ông của chúng ta đã kể lại cho chúng ta thời của họ, những ngày thủa xưa “ (44-2)

Người cao tuổi xứng đáng được gìn giữ trong trí nhớ qua các thế hệ” Cha Loew dòng Đa Minh quả quyết. “ Khi một người già chết đi là một thư viện bị thiêu hủy.” theo như một tục ngữ Phi châu. Để có sự liên tục, một dòng lịch sử được kéo dài, người cao tuổi luôn được kính trọng. Ở đây nữa, Kinh Thánh nhấn mạnh: “Hãy tôn kính cha mẹ ngươi như lời răn của Thiên Chúa, để cuộc sống của ngươi được kéo dài và ngươi được hạnh phúc ở dưới thế này mà Thiên Chúa đã ban cho ngươi.” (DS 5,16).

Một sự đồng tình về những thay đổi rất cần thiết.
Sự thành đạt? Vào lúc kiểm kê, Cha Bécheau nhắc nhở, một khi sắp đặt vàng bạc và những rác rớm của cuộc đời, người cao tuổi có thể nhìn lại cuộc đời bằng hai cách. Những gì làm họ thất vọng, những luyến tiếc, những nổi buồn sầu của tội lỗi ( “Nếu tôi có thể, nếu tôi không .v.v.) hay là trái lại, là lòng biết ơn và những sự kỳ lạ những điều mình đã làm và đã đem lại trong cuộc sống. Điều lạ lùng đó là đem lại nguồn vui và như là một ân sủng. “ Hãy ngơi khen Thiên Chúa hời linh hồn của tôi. Ngài đã làm cho những năm tháng của tôi phong phú và như chim đại bang đem lại cho tuổi thanh xuân” (103,6) 

Lợi lộc cuối cùng của tuổi già là sự khôn ngoan. Để chứng minh Cha Bécheau trích ra từ sách Siracide: “KHông cần phải lý luận nhiều về tuổi già, bởi họ được học hỏi từ cha ông của họ (8,9) Vinh quang của họ là nơi kinh nghiệm sung mãn” Nhưng sự khôn ngoan đó được nhận thức không phải là không có điều kiện. 

Là biết chấp nhận những thay đổi là những kiểu mẫu trước đó và đồng thuận sự thay đổi cần thiết để sống với hiện tại và cũng như khiêm nhường chấp nhận những gì bị thu hẹp.” “chấp nhận mọi biến cố như là hậu quả”, hãy tha thứ và tự tha thứ đùng để mãi lôi cuốn lại phía sau mối ung thư của những chua chat đắng cay’, tìm khắp mọi nơi sự khiêm nhường trong tình yêu”.

Con đường khôn ngoan và yêu thương, Nicole Carré như ngọn đưốc theo cách riêng của bà. Một người mà sức lực không còn nữa, nhưng cởi mở và chú trọng đến kẻ khác, sẽ nghe tiếng gọi của cuộc sống” vượt qua mọi sức lực nhạy cảm mà người ta chẳng thể hiểu được mà chỉ có sống thật mới hiểu được mà thôi” đó chính là con người sống với chiều sâu của chính mình.” 

“Sức mạnh không còn nữa, hãy sống an bình, đừng cố bám chặt vào thời gian bởi vì còn nhiều thứ khác để có niềm vui. Nguời ta thay đổi định kiến như bà Sarah trong Kinh Thánh. tặng vật không phải chỉ là sự hữu hiệu, nhưng chính là Sự Sống.” Thánh Phao lồ nói: “Nếu con người của chúng ta bên ngoài sẽ ra tàn tạ, nhưng nội tâm của chúng ta sẽ đổi mới hằng ngày.” Khi ngài viết cho giáo dân thành Corintô. Martine de Sauto - 

Pt Huỳnh Mai Trác
(Trích dịch từ báo La Croix)

Không có nhận xét nào:

WORLD TIME

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------