Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015

THẮC MẮC SỐNG ĐẠO

(Bài hay nên đọc...)
Theo con đạo nào cũng tốt, hay “Đạo nào cũng như Đạo nào, dạy ăn ngay ở lành”. Thưa Cha như thế có đúng không? Một GD.
------------------------------------------- 

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015

Thứ Năm, 9 tháng 4, 2015

NỖI OAN TÔMA

Đối với phần đông tín hữu Việt Nam, danh xưng Tôma khơi gợi về một thái độ, rất riêng tư nhưng cũng rất điển hình, chẳng những không tích cực mà xem ra còn để lại nhiều tai tiếng.  Gặp một tâm hồn cứng cỏi trước những biểu cảm của niềm tin, người ta đã khéo ví von “cứng lòng như Tôma;” thấy ai biểu lộ do dự hoặc nghi ngờ trước những sự kiện tôn giáo, người ta đã vội đưa vào gia phả “con cháu thánh Tôma.”  Kể cũng oan.

Thật ra, đi liền với danh xưng Tôma lại là một bài học dẫn đến niềm tin, và cũng còn đó lời gọi sống sao cho mối phúc thứ chín, như người ta gọi về lời Chúa Giêsu kết thúc trang Tin Mừng hôm nay “Phúc cho kẻ không thấy mà tin,” được trở thành hiện thực trong đời mỗi Kitô hữu.

1. Lạy Chúa Tôi, Lạy Thiên Chúa Của Tôi

Niềm tin của Tôma vào Đấng Phục Sinh là cả một chặng đường trong đó yếu tố trước hết chính là cộng đoàn: “Chúng tôi đã được thấy Chúa.”  Chính vì chứng từ của cộng đoàn này mà Tôma đã tự đặt vấn để rồi sau đó mới đi tới đức tin.  Ngay việc các môn đồ hội họp vào ngày thứ nhất trong tuần cùng với lời chúc bình an của Đấng Phục Sinh, làm bối cảnh hình thành truyện Tôma, cũng cho thấy vai trò của cộng đoàn trong việc khai sinh đức tin nơi một người.

Chủ Nhật, 5 tháng 4, 2015

TIN hay KHÔNG TIN…

Tin hay không tin là chấp nhận hay từ chối
Tin hay không tin là sống mãi hay trầm luôn
Tin hay không tin đời sáng ngời hai mù tối
Tin hay không tin nay quyết định cho đời tôi… (lyrics)




Một câu chuyện cha phó kia kể, chạm đến cõi sâu thẳm tâm hồn, làm tôi ray rứt, khắc khoải thao thức mãi đến giờ...

Một người làm xiếc với chiếc gậy thăng bằng đi trên một sợi dây treo ngang qua hai đỉnh núi, dưới là nột vực thẳm. Anh ta đi qua bình an. Mọi người vỗ tay khen ngợi.

Anh ta tiếp tục đi trở lại vời hai bàn tay không. Khó hơn trước vì dễ mất thăng bằng. Nhưng anh ta vẫn qua được thử thách này. Có một nhóm người xem thán phục hô vang: “trên cả tuyệt vời!”

Lần này, anh sẽ biểu diễn đi trên dây đó với chiếc xe đạp cũ.
Trước khi biểu diễn, anh ta bước gần nhóm người vừa hô vang và hỏi: “quí vị có nghĩ tôi làm được lần này không?

Mọi người ấy đáp: có chứ, chúng tôi ủng hộ anh hết mình, dù đi đến đâu.
- Thế các anh có tin điều đó xảy ra không?
- Tin chứ, sao lại không, này người thần tượng của chúng tôi!
- Thế tin thì mời một người lên cùng đi với tôi? Đừng lo, tôi chạy cho nhé?

Cả nhóm thinh lặng. Một người trong nhóm mặt mày xám mét, tiu nghỉu, lên tiếng yếu ớt: “thế… mời ngài đi một mình trước đã… vậy”!!!
------------------------------------------

Thứ Tư, 1 tháng 4, 2015

Tam nhật thánh

HỎI và ĐÁP

Hỏi: Có Bao Nhiêu Quân Dữ Làm Thánh?
---------------------------------------------------
Đáp: Bài Phúc âm của ngày lễ kính Thánh tâm Chúa Giêsu thuật lại cảnh một tên lính lấy đòng đâm vào cạnh sườn Chúa Giêsu sau khi ngài đã tắt thở. Nghe đâu là về sau, tên lính đã ăn năn trở lại và đã làm thánh, có đúng như vậy không?

Phúc âm thánh Gioan nói tới một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn của Chúa Giêsu, ở chương 19 câu 34. Thánh sử không cho chúng ta biết gì hơn về tông tích của người lính đó: chúng ta không biết anh ta tên gì, và rồi số phận của anh ra sao. Tuy nhiên, truyền thống đã thêu dệt thêm nhiều huyền thoại, đặt tên cho anh ta cũng như đã phong thánh cho anh ta. Thực ra, lý do của những huyền thoại đó không có chi là khó hiểu. Trước khi tắt thở, Chúa Giêsu đã chẳng xin Chúa Cha tha thứ cho những người đã hành hình mình đó sao? Các Kitô hữu tiên khởi ra như muốn chứng minh rằng lời cầu nguyện của Chúa Giêsu đã phát sinh hiệu quả cụ thể, qua việc cho quân dữ trở lại và làm thánh.

Trước khi đi lục lọi tài liệu về những tên quân dữ được truyền thống phong thánh, chúng ta hãy dừng lại ở một tên đã được chính Chúa Giêsu phong thánh, đó là tên trộm lành. Chắc là chị còn nhớ, trong số hai tên gian phi cùng chịu treo trên thập giá với Chúa Giêsu, một anh đã được Chúa hứa sẽ được vào Thiên đàng với Ngài ngay vào ngày hôm ấy. Đó là điều mà chúng ta đọc thấy ở Phúc âm theo thánh Luca, chương 23, câu 43. Vài ngụy thư đã thêm thắt vào thánh Luca, và đặt tên cho anh ta là Đimas (hay là Đismas), với đầu đuôi câu chuyện như thế này. Hồi Thánh gia sang lánh nạn qua Ai cập, họ bị rơi vào tay một toán cướp. Nhưng anh Dimas này đã đứng ra can thiệp, để giải thoát cho Thánh Gia. Đâu có ai ngờ rằng, 33 năm sau, hai bên tái ngộ trên núi Golgota. Vài Giáo hội địa phương còn kính thánh Đimas ngày 25/3, và được đặt làm bổn mạng các tử tội.

WORLD TIME

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------