TẬP ĐÀN TÀI TỬ CẢI LƯƠNG
-----------------------------------------------------------------------
Độ sâu trường ảnh
Độ sâu trường ảnh (Depth of field - DOF)
là thuật ngữ chỉ vùng khoảng cách trong không gian mà mọi vật thể thuộc
vùng đó đều hiện ra rõ nét trên ảnh.
Một ví dụ về độ sâu trường ảnh.
|
Theo Cambridgeincolour, DOF phụ thuộc nhiều
vào loại máy ảnh (kích cỡ phim hay cảm quang) và cách thiết lập ống kính
(khẩu độ, khoảng lấy nét). Khoảng lấy nét ở đây chính là khoảng cách từ
mặt phẳng chứa điểm cần lấy nét tới ống kính.
DOF và vùng trung gian chứa các chấm mờ (circle of confusion). Ảnh: Cambridgeincolour.
|
Sự thực, mỗi ống kính chỉ có khả năng cho ảnh nét nhất
tại một khoảng cách nhất định, sau đó, độ nét giảm dần về 2 biên. Tuy
nhiên, hiện tượng mờ dần này khá nhỏ và có thể coi như "sắc nét" trong
mắt người quan sát. Độ sâu trường ảnh cũng không thay đổi đột ngột từ
rất nét đến mờ mà luôn có một vùng trung gian chuyển đổi. Các điểm thuộc
vùng chuyển đổi này xuất hiện trên ảnh dưới dạng chấm tròn mà mắt người
có thể nhận ra gọi là "Circle of confusion". Một điểm thuộc vật không
còn được coi là nét trên ảnh nếu ta nhận ra đó là một chấm tròn có kích
thước lớn hơn 0,01 inch ở khoảng cách 30,5 cm khi nhìn bản in cỡ 20 x 25
cm. Chấm tròn có kích thước nhỏ hơn 0,01 inch thường được coi là điểm
tương đối nét.
Một ví dụ về bokeh trên ống kính Canon 85 mm f/1.8. Ảnh: Wiki.
|
Lưu ý rằng, độ sâu trường ảnh chỉ tác động đến kích
thước tối đa của vòng tròn mờ mà không diễn tả được hiện tượng gì sẽ xảy
ra với những vùng thuộc vật nằm ngoài khoảng lấy nét. Khu vực mờ này
lần đầu tiên có tên gọi chính thức là "bokeh" vào năm 1997 trên tạp chí
Kỹ Thuật Nhiếp Ảnh số tháng 3, 4. Nguồn gốc của từ xuất phát từ phiên âm
"bo-ke" trong tiếng Nhật nghĩa là mơ hồ, mù mịt. Hai bức ảnh chụp cùng
một vùng không gian với độ sâu giống hệt nhau có thể cho bokeh khác hẳn
nhau do hình dạng các lá khẩu ống kính quyết định. Trên thực tế, các
chấm mờ "Circle of confusion" không thực sự là một hình tròn hoàn hảo mà
là một đa giác đều có từ 5 đến 8 cạnh hoặc thậm chí lớn hơn, tương ứng
với số lá thép đặt chéo lên nhau trong lòng ống kính. Số cạnh càng
nhiều, chấm mờ càng đạt trạng thái gần tròn. Khi khẩu độ ống kính mở hết
cỡ, các lá thép xoay hết ra phía rìa ống kính và các chấm đạt trạng
thái tròn hoàn hảo.
Kiểm soát độ sâu trường ảnh
Độ sâu trường ảnh (DOF) trong các trường hợp chỉnh khẩu độ của cùng một ống kính. Ảnh: Nikonians. |
Độ mở và khoảng lấy nét là hai yếu tố quyết định độ mờ
của hậu cảnh, tức là kích thước của chấm mờ ngoài vùng lấy nét xuất
hiện trên cảm biến máy ảnh.
Độ mở càng lớn (chỉ số F-stop càng nhỏ) và khoảng lấy nét càng gần thì vùng ảnh nét (DOF) càng ngắn hay càng nông. Khi DOF nông đến mức khoảng cách từ điểm nét gần nhất và xa nhất chỉ còn khoảng vài milimet, rất hay xảy ra hiện tượng mờ ảnh (hay out nét) do sự thay đổi vị trí tương quan giữa máy ảnh và đối tượng cần lấy nét, dù là nhỏ nhất. Bạn có thể bắt gặp điều này khi chụp ảnh macro trong điều kiện thiếu sáng, bắt buộc phải mở khẩu lớn để tránh nhòe do rung lắc. Chẳng hạn, khi sử dụng ống Nikon 105mm f/2.8 AF Micro lắp lên thân máy crop như D300, tại khoảng cách lấy nét 0,4m thiết lập khẩu độ f/4, DOF chỉ mỏng không quá 2mm - bất kỳ sự dịch chuyển nào của thân máy trong quá trình chụp cũng khiến bức ảnh thu được bị mờ. Bạn có thể hạn chế nhược điểm này bằng cách tăng khoảng cách lấy nét hoặc khép khẩu độ sâu thêm vài stop.
Độ mở càng lớn (chỉ số F-stop càng nhỏ) và khoảng lấy nét càng gần thì vùng ảnh nét (DOF) càng ngắn hay càng nông. Khi DOF nông đến mức khoảng cách từ điểm nét gần nhất và xa nhất chỉ còn khoảng vài milimet, rất hay xảy ra hiện tượng mờ ảnh (hay out nét) do sự thay đổi vị trí tương quan giữa máy ảnh và đối tượng cần lấy nét, dù là nhỏ nhất. Bạn có thể bắt gặp điều này khi chụp ảnh macro trong điều kiện thiếu sáng, bắt buộc phải mở khẩu lớn để tránh nhòe do rung lắc. Chẳng hạn, khi sử dụng ống Nikon 105mm f/2.8 AF Micro lắp lên thân máy crop như D300, tại khoảng cách lấy nét 0,4m thiết lập khẩu độ f/4, DOF chỉ mỏng không quá 2mm - bất kỳ sự dịch chuyển nào của thân máy trong quá trình chụp cũng khiến bức ảnh thu được bị mờ. Bạn có thể hạn chế nhược điểm này bằng cách tăng khoảng cách lấy nét hoặc khép khẩu độ sâu thêm vài stop.
Ống kính góc rộng và tele
Trong đa số trường hợp, hậu cảnh có xu hướng mờ đi khi tiêu cự của ống kính tăng lên. Ảnh: Flickr.
|
Nếu vật thể chiếm cùng một diện tích trên kính ngắm
máy ảnh, nghĩa là hệ số phóng đại là như nhau đối với các ống kính góc
rộng và tele thì độ sâu trường ảnh đối với các ống kính này là tương
đồng. Nhìn chung, trong đa số trường hợp, hậu cảnh có xu hướng mờ đi khi
tiêu cự của ống kính tăng lên. Bảng sau sẽ cho thấy độ sâu trường ảnh
tại thiết lập f/4,0 trên thân máy Canon EOS 30D (crop 1.6X).
Tiêu cự (mm)
|
Khoảng cách lấy nét (m)
|
Độ sâu trường ảnh (m)
|
10
|
0,5
|
0,482
|
20
|
1
|
0,421
|
50
|
2,5
|
0,406
|
100
|
5
|
0,404
|
200
|
10
|
0,404
|
400
|
20
|
0,404
|
Ngay cả khi tổng độ sâu trường ảnh là cố định thì sự
phân phối vùng ảnh tương đối nét phía trước và sau khoảng lấy nét chính
vẫn thay đổi theo độ dài tiêu cự.
Ví dụ:
Phân phối độ sâu trường ảnh
| ||
Tiêu cự (mm)
|
Trước
|
Sau
|
10
|
70,2%
|
29,8 %
|
20
|
60,1 %
|
39,9 %
|
50
|
54,0 %
|
46,0 %
|
100
|
52,0 %
|
48,0 %
|
200
|
51,0 %
|
49,0 %
|
400
|
50,5 %
|
49,5 %
|
Chính sự phân bố độ nét không đều làm tăng thêm sự
phức tạp của khái niệm DOF, vốn chỉ giúp người ta mường tượng ra tổng độ
sâu vùng nét trong một bức ảnh. Bạn không cần quan tâm nhiều đến các số
liệu trong bảng, tuy nhiên, cần nhớ trong đầu một quy tắc tương đối đơn
giản: với cùng một giá trị khẩu độ, khi càng tăng tiêu cự lên cao, vùng
ảnh nét càng thu hẹp. Ngoài ra, cũng cần lưu ý, các ống kính có tiêu cự
càng nhỏ (tức góc càng rộng) thì vùng ảnh tương đối nét phía sau điểm
cần lấy nét càng sâu, rất thích hợp trong nhiếp ảnh đời thường và phong
cảnh. Với ống kính tele thì điều này ngược lại, vùng hậu cảnh phía sau
đối tượng lấy nét trở nên cực kỳ mờ do sự phân bố nét tại đây giảm đi.
Độ sâu trường ảnh và độ sâu tiêu cự
Độ sâu tiêu cự khi chỉnh khẩu độ ống kính. Ảnh: Cambridgeincolour.
|
Độ sâu tiêu cự (Depth of focus hay Focus spread) là
một khái niệm có liên quan đến kích thước các chấm mờ. Khi vật thể đã
được lấy nét, cảm biến hay phim vẫn có thể di chuyển trong một khoảng
nhỏ cỡ millimet mà ảnh thu được của vật vẫn nét. Khoảng cách này được
gọi là độ sâu tiêu cự. Khi khẩu càng khép chặt, các chùm sáng đến từ
điểm và đi qua ống kính càng có xu hướng bị thu hẹp. Kết quả là kích
thước các chấm mờ nhỏ lại và cảm biến có thể di chuyển một khoảng khá
dài mà ảnh vẫn tạm coi là sắc nét. Khi đó, độ sâu tiêu cự rộng hơn.
Trường hợp ngược lại, khẩu mở to sẽ khiến độ sâu tiêu cự hẹp đi.
Cần phân biệt khái niệm này với khái niệm độ sâu trường ảnh để tránh nhầm lẫn khi đọc các tài liệu sử dụng ống kính và thiết bị nhiếp ảnh.
Cần phân biệt khái niệm này với khái niệm độ sâu trường ảnh để tránh nhầm lẫn khi đọc các tài liệu sử dụng ống kính và thiết bị nhiếp ảnh.
Một số chú ý khác
Phần lớn ống kính đều nét nhất ở đoạn giữa độ mở của
nó, thường trong khoảng f/8 hoặc f/11. Việc giảm khẩu độ tới tối đa có
thể khiến ảnh đạt độ sâu lý tưởng nhưng đòi hỏi thời gian phơi sáng và
ISO cao. Ngoài ra, khẩu độ khép quá hẹp có thể làm ảnh hơi mờ do hiện
tượng nhiễu xạ. Điều này cũng lý giải tại sao kích thước lỗ sáng trong
máy ảnh pinhole không thể chế tạo nhỏ hơn cỡ milimet.
Các tác phẩm macro và chân dung thường đòi hỏi sự hoàn
hảo trong bố cục hậu cảnh. Hậu cảnh quá lộn xộn làm giảm độ tập trung
của ảnh vào đối tượng chính và gây mất hiệu quả "xóa phông" trên ống
kính. Cần kiểm soát tốt độ sâu trường ảnh để tránh bị out nét hay thu
được một mớ lổn nhổn đằng sau như trên các máy compact cảm biến nhỏ.
Trần Hạ
http://sohoa.vnexpress.net/tin-tuc/kinh-nghiem/do-sau-truong-anh-1484074.html
http://sohoa.vnexpress.net/tin-tuc/kinh-nghiem/do-sau-truong-anh-1484074.html
Khắc phục nhiễu hậu cảnh
Hậu cảnh một mặt có thể tôn đối tượng, làm cho chúng trở nên nổi bật, nhưng mặt khác cũng có thể gây nhiễu và làm chìm đi.
Một số vấn đề về hậu cảnh mà người chụp hay mắc phải
nhất là đối tượng trọng tâm bị nhiễu. Đây là vấn đề rất hay xảy ra, nhất
là những cảnh chụp đời thường. Đôi khi đúng lúc bạn bấm máy thì lại có
một cái đầu hay khuôn mặt của ai đó thò vào. Kết quả là bức ảnh người
hay vật mà bạn định lấy làm trọng tâm lại bị sao lãng bởi những thành
phần không mời này. Ngoài ra, khi chụp ảnh, người chụp không để ý những
cảnh vật hay các đối tượng khác trong hậu cảnh. Vì thế, khi xem lại mới
thấy trên đầu người đó có cái cây hay cột điện mọc ra, hay nóc nhà hoặc
dây điện chăng ngang qua giữa đầu. Ngoài ra, đối tượng của người chụp có
trọng tâm là các đường, nhưng ở phần hậu cảnh cũng xuất hiện những
đường, vạch thậm chí còn đậm hơn, đối chọi với ý tưởng các đường, vạch
của đối tượng chính.
Trang Digital Photography School đã giới thiệu 9 mẹo nhỏ khắc phục lỗi hậu cảnh.
Thay đổi góc chụp. Ảnh: Digital Photography School.
|
1. Kiểm tra lại hậu cảnh trước khi bấm máy.
Nghe thì chẳng có gì đặc biệt, nhưng vấn đề tưởng
chừng đơn giản này ai cũng mắc phải. Vì thế, tốt nhất trước khi chuẩn bị
chụp ảnh, bạn hãy bỏ ra chút thời gian nhìn ngắm một lượt khung cảnh
nền phía sau xem có vấn đề gì về màu sắc, đường nét hay vật thể có thể
làm sao lãng sự chú ý vào đối tượng chính hay không.
2. Di chuyển đối tượng cần chụp.
Thực ra đây cũng chỉ là một mẹo hết sức đơn giản,
nhưng không phải ai cũng nhớ. Nếu chụp chân dung, bạn hãy yêu cầu mẫu di
chuyển sang trái hay phải một chút. Đôi khi chỉ dịch một chút thôi thì
bạn đã có thể đẩy được vật thể hay đối tượng không cần thiết ra khỏi hậu
cảnh của mình.
3. Thay đổi góc chụp.
Nếu nhiều vật thể gây nhiễu ở hậu cảnh mà lại không
thể di chuyển được đối tượng chụp, hãy nghĩ đến việc tự mình di chuyển
sang một góc khác. Có thể bạn tự di chuyển sang trái hay phải, hoặc hất
lên lấy bầu trời làm cảnh nền hay từ trên chụp xuống lấy đất làm cảnh
nền. Tất cả đều có thể giúp loại bỏ đối tượng gây nhiễu ra khỏi khung
hình.
4. Sử dụng độ mở làm mờ hậu cảnh.
Một trong những phương pháp hữu hiệu nhất loại bỏ
nhiễu ra khỏi hậu cảnh là sử dụng chính ống kính để làm mờ toàn bộ hậu
cảnh. Hãy để độ mở ống kính lớn (số f càng nhỏ) xuống tới f/4 hoặc
f/2,8, bạn sẽ làm cho đối tượng trở nên nổi bật hơn trên một phông nền
hậu cảnh mờ ảo toàn bộ.
5. Sử dụng tiêu cự làm mờ hậu cảnh.
Một cách thức khác làm là sử dụng ống kính có tiêu cự
dài (ống tele). Ống tiêu cự dài có xu hướng rút độ sâu trường ảnh ngắn
lại. Mặc dù hiệu ứng của ống tele nhiều khi không đủ lớn để có thể nhận
ra và còn rất nhiều tranh cãi xung quang hiệu ứng này, nhưng một thực tế
là, do tiêu cự dài hơn nên đối tượng sẽ "đầy" trong khung hình hơn. Vì
thế, khi kết hợp với độ mở lớn, hậu cảnh sẽ mờ hơn và đối tượng sẽ nổi
bật.
Tự tạo hậu cảnh của riêng mình. Ảnh: Digital Photography School.
|
6. Đặt người hoặc vật cần chụp trước một hậu cảnh không gian mở.
Đặt đối tượng trước một hậu cảnh không gian mở với các
vật thể ở cảnh nền xa xôi sẽ càng khiến cho chúng trở nên mờ ảo. Thử
tưởng tượng, chụp đối tượng với hậu cảnh là một bức tường gạch so với
hậu cảnh là một cánh đồng xa xăm, bạn sẽ thấy ngay hiệu ứng mờ hậu cảnh
trên nền nào hiệu quả hơn.
7. Để đối tượng "đầy" khuôn hình.
Một trong những cách không kém phần hữu hiệu để loại
bỏ nhiễu hậu cảnh là căn khung co gọn lại đối tượng (bằng zoom hoặc bằng
cách di chuyển) sao cho đối tượng chính sẽ bao trùm phần lớn khuôn
hình. Cách thức này vừa loại bỏ được nhiễu hữu hiệu, vừa có thể tạo thêm
được một số hiệu ứng ấn tượng không ngờ khác.
8. Hãy tự tạo hậu cảnh của riêng mình.
Đôi khi bạn sẽ gặp trường hợp không thể kiếm được hậu
cảnh phù hợp với ý đồ riêng. Lúc đó, hãy nghĩ tới việc chuẩn bị hậu cảnh
của riêng mình. Hậu cảnh có thể chỉ là những tấm vải một màu đơn nhất
hay những tấm bìa màu gọn nhẹ, bạn có thể mang theo balô và gắn lên
tường để đổi màu khi cần thiết.
Nếu chụp trong studio thì đơn giản hơn, vì bạn có thể
mua rất nhiều phông nền hậu cảnh tùy ý mình. Còn nếu phải chụp trong
nhà, hãy chú ý và có thể phải dọn dẹp hết đồ đạc ở một góc nào đó cho
gọn lại khi cần chụp để các đồ nội thất này không làm nhiễu đối tượng
cần chụp.
9. Xử lý hậu kỳ.
Với sự tiến bộ của công nghệ và phần mềm, xử lý ảnh
hậu kỳ cũng là một trong những kỹ thuật hữu hiệu loại bỏ nhiễu hậu cảnh.
Tùy trình độ và phần mềm bạn sử dụng mà có những kỹ xảo đa dạng để loại
bỏ đi cảnh nền, thay cảnh nền khác, xóa bỏ đối tượng nhiễu hay đổi tổng
nền ra đen trắng trong khi vẫn giữ đối tượng chính là màu. Sự sáng tạo
lúc này tùy thuộc hoàn toàn vào trình độ kỹ xảo của bạn.
Nguyễn Hà
Chợ Tết – Phố Hoa – SaiGon 2013. Đôi Bàn Tay Kỹ Xảo – Kỳ Tài !
Phố Hoa Xuân CON Rắn 2013 đường Nguyễn Huệ
Hội Hoa Xuân ở vường Tao Đàn
7 loại bánh Tết cổ truyền miền Trung
Người miền Trung rất thích ăn bánh trong dịp Tết vì thế họ chế biến rất nhiều loại bánh mỗi độ Tết đến xuân về...
Dưới đây là 7 loại bánh truyền thống không thể thiếu trên đĩa bánh Tết miền Trung.
1. Bánh tét
Bánh tét, có nơi gọi là bánh đòn, là một loại bánh trong ẩm thực của người Kinh và một số dân tộc thiểu số ở miền Nam và miền Trung Việt Nam là nét tương đồng của banh chưng ở Miền Bắc về nguyên liệu, cách nấu, chỉ khác về hình dáng và sử dụng lá chuoi để gói thay vì lá dong, nhưng cũng có nhiều bánh tét nhân chuoi hay đậu đen. Vì vậy nó cũng được sử dụng nhiều nhất trong dịp Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc Việt Nam với vị trí không khác bánh chưng.
Bánh tét có hình trụ dài nên còn được gọi là đòn bánh, hai đòn thường có một quai bánh chung bằng gân lá chuối tạo thành một cặp. Do có hình trụ nên khi nấu xong không thể ép bớt nước được và cả do dùng lá chuối nên bánh để không được lâu. Để khắc phục, người ta thường làm bánh không có nhân thịt để có thể để được lâu hơn hoặc dùng ăn chay với nhân có thể là chuối chín. Bánh được đánh giá là gói khéo khi bánh được làm tròn đều, buộc chặt, nhân bánh nằm chính giữa, có nghệ nhân còn gói nhân khi cắt ra có hình tam giác.
Bánh tét ngày Tết thường để lâu được vài ngày, được nấu vào đêm giao thừa để những ngày Tết có thể dùng để ăn với dưa món và thịt kho, những ngày này theo tục lệ người Việt là không sử dụng bếp núc. Đây thường là bánh tét nhân mặn với thịt, mỡ và đậu xanh, và dùng cho nhiều người ăn. Ngoài ra, còn có bánh tét nhân ngọt với nhân chuối hoặc đậu xanh, loại to dùng cho nhiều người ăn hoặc loại nhỏ dùng cho một người ăn.
2. Bánh lá răng bừa xứ Thanh
Trên mâm cỗ ngày Tết cổ truyền, tuy có rất nhiều thức ăn ngon nhưng luôn có thêm đĩa bánh lá răng bừa (chiếc bánh nhỏ, thon như răng của chiếc bừa) bốc khói nghi ngút, thơm lừng mùi hành mỡ, lá chuối thật hấp dẫn.
Nhân bánh lá răng bừa gồm hành khô, thịt ba chỉ băm nhỏ, mộc nhĩ trộn với hạt tiêu, muối vừa đủ. Nếu làm bánh lá răng bừa để lễ chay hoặc đi lễ chùa thì nhân bánh được làm bằng lạc hoặc đậu.
Sau khi gói xong, những chiếc bánh lá răng bừa bằng ngón tay trỏ hoặc như những chiếc răng bừa xinh xắn được xếp ngay ngắn vào nồi, sau đó đổ nước đun sôi rồi luộc chín.
3. Bánh Tổ
Bánh tổ được nhiều người miền Trung nói rằng có từ vua thời Lê Thánh Tôn. Khi đó, những người từ miền Bắc di cư vào vùng đất mới Quảng Nam nhớ về quê cha đất tổ, nên vào dịp tết họ làm một loại bánh bằng chất liệu sẵn có tại địa phương dâng cùng tổ tiên, tạ ơn trời đất.
Bánh tổ, có nơi gọi là bánh ổ, được làm từ đường đen và nếp hương. Đường đen là loại đường bát, cứng, sản xuất từ các lò đường thủ công trong làng, còn nếp chọn loại dẻo, thơm ngon.
4. Bánh in
Bánh in giống bánh khảo ở miền Bắc. Được làm từ gạo nếp xay mịn, sau đó mang đi phơi sương cho có độ ẩm thích hợp. Tiếp đó, đường bát cũng được nạo thành bột mịn, trộn đều vào bột bánh. Nhẹ tay úp khuôn bánh lên nong, nia có lót giấy hoặc lá chuối cho sạch, để lấy bánh ra.
Để bánh được cứng hơn, có thể phơi một nắng, hoặc dùng than củi nướng qua một lần, bánh sẽ cứng hơn và có mùi thơm hòa quyện của đường và nếp. Nay, phổ biến là bánh in có trộn thêm bột đậu xanh. Cũng có loại bánh in chỉ làm hoàn toàn bằng bột đậu xanh đã được rang chín xay mịn, trộn với đường đã thắng keo lại.
5. Bánh gừng
Bánh gừng nhưng không phải làm từ gừng mà người làm bánh chỉ nặn giống hình củ gừng. Bánh được đem chiên dầu cho phồng lên và có màu vàng như màu gừng.
Người ta cắm những củ gừng ấy vào tăm tre nhỏ rồi đem đặt thành hình tháp chung quanh một cái lõi làm bằng thân cây chuối. Tất cả đặt trên chiếc mâm gỗ trông như một khối tháp, toàn khối như vậy gọi là "quả bánh gừng".
6. Bánh su sê Huế
Được làm bằng bột sắn có nhân đậu xanh với dừa hay tôm chấy (tôm chấy là tôm tươi được rang xát cho nhỏ tơi ra), gói lá dừa đem hấp cách thủy.
Nếu như chiếc bánh ở ngoài Bắc có hình hơi tròn dẹt và được gói trong giấy bóng kính trang kim màu vàng hoặc đỏ, ăn hơi nhão và có vị của phẩm màu; thì ngược lại, bánh phu thê Huế lại được đóng khuôn trong những chiếc hộp lá dừa xinh xắn, thanh nhã, đáng yêu và ăn có vị giòn mát, thơm ngọt hấp dẫn.
7. Bánh măng
Bánh măng làm bằng măng tươi thái chỉ đem rim kỹ với đường, nấu lẫn với bột nếp. Sau đó cắt miếng, phủ lớp bột hoàng tinh bên ngoài rồi bọc bằng giấy bóng.
PHS CHUYỂN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét