Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

Nguồn gốc các dòng họ Việt Nam - họ Trần

Nguồn gốc các dòng họ Việt Nam P2,họ Trần
Trần (chữ Hán: 陳. Trung: 陳 <陈>/ chén) là một họ ở Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore và một số nơi khác trên thế giới. Đây cũng là tên của một triều đại của lịch sử Việt Nam và một triều đại khác ở Trung Quốc.







1. Độ phổ biến
Theo thăm dò của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, tháng 1 năm 2006, họ Trần đứng thứ 5 về số người tại Trung Quốc. Họ Trần phổ biến hơn tại miền Nam Trung Quốc. Tại Việt Nam, họ Trần cũng có nhiều khả năng là họ phổ biến thứ hai chiếm 11%, sau họ Nguyễn (38,4%). Tại Đài Loan, đây cũng là họ phổ biến nhất, chiếm 11% dân số
.
 
2. Họ Trần trong Lịch sử  Việt Nam
Trong lịch sử Việt Nam dòng họ Trần cũng có những biến đổi lịch sử, Sau khi cướp ngôi của vua Trần Thuận Tông, Hồ Qúy Ly noi theo Trần Thủ Độ, bắt tất cả dòng dõi nhà Trần, nếu có tội nặng phải đổi thành họ Mai. Vì nhà Hồ chỉ tồn tại được bảy năm, rồi bị quân nhà Minh bên Trung Quốc tiêu diệt, nên họ Trần bị đổi họ không nhiều.

Có nguồn tin trong dân gian nói là con cháu họ Trần có gia tộc đổi sang họ Bùi để luôn ghi nhớ họ gốc của mình. Theo Hán ngữ chữ Bùi gồm chữ Phi và chữ Y tạo thành, Phi Y có nghĩa là không có áo quần, là ở trần, tức họ Trần.

Dưới thời Lê Thánh Tông, dòng họ này phải đổi sang họ Trình. Sau khi lên ngôi và trừ khử Trần Cảo, Lê Lợi đã tiến hành ban Quốc tích và ban họ cho một số đại thần như Trần Nguyên Hãn thành Lê Hãn. cũng sau khi trừ khử được Trần Nguyên Hãn, nhà Lê đã truy tìm con cháu của ông khiến con trai là Trần Trung Khoản tự là Trung Lương phải tục bỏ đi và đổi ra họ Quách.[6] và Trần Đăng Huy phải đổi sang họ Đào.

Sau khi Lê Thánh Tông lên ngôi được hai tháng, ông hạ chiếu đổi tên tất cả những ai đang phạm vào chữ huý của Hoàng Thái hậu Phạm Ngọc Trần Nhà vua lấy cớ rằng: Cung từ Hoàng Thái hậu họ Phạm, tên huý là Ngọc Trần, nên yết thị cho trong kinh thành, ngoài các đạo, phàm nơi có "họ Trần" đổi chép làm chữ "Trình", có lẽ ông đã đã dùng kị huý như là một thủ đoạn để ngăn chặn ảnh hưởng và ngầm đe doạ con cháu họ Trần về các ảo tưởng phục thù. Lệnh này được thực thi triệt để, ai cũng phải tuân theo, ví như: trường hợp của ông Trình Thanh (vốn họ Hoàng sau đổi sang họ Trần nhưng sau lại phải đổi lại thành họ Trình), sau này đến Trần Khắc Minh (cháu của Trình Khanh) mới đổi lại họ Trần.

Để tránh hiểu nhầm cho người dân Việt Nam chúng ta cần lưu ý rằng theo những tư liệu lịch sử để lại, con cháu họ Trần bên Việt Nam hiện nay có nguồn gốc thuần thuần Việt Nam.

 

3. Những người Việt Nam họ Trần nổi tiếng

Trước thời nhà Trần
Man Thiện (tên thật là Trần Thị Đoan) thân mẫu của Hai Bà Trưng, người đã tham gia vào cuộc khởi nghĩa của hai bà[10].
Trần Nang, tướng lĩnh của Hai Bà Trưng
Trần Lãm (Trần Minh Công), một tướng trong thời loạn 12 sứ quân thế kỷ X.
Trần Trung Tá, quan thời nhà Lý người được Tô Hiến Thành đề cử
Trần Điền, Trần Điện, Trần Hòa: Được coi là ông tổ của nghề kim hoàn Việt Nam


Thời Trần - Hồ

Giai đoạn nhà Trần - Nhà Hồ có nhiều danh nhân, người nổi tiếng mang họ Trần, có thể kể đến như:[11]
Các vị vua đời Trần bao gồm:
Mười hai đời vua trong triều đại nhà Trần ở Việt Nam, từ vua Trần Thái Tông đến vua Trần Thiếu Đế gồm:
Trần Thái Tông
Trần Thánh Tông
Trần Nhân Tông
Trần Anh Tông
Trần Minh Tông
Trần Hiến Tông
Trần Dụ Tông
Trần Nghệ Tông
Trần Duệ Tông
Trần Phế Đế
Trần Thuận Tông
Trần Thiếu Đế
Hai vị vua Nhà Hậu Trần là:
Trần Ngỗi (Giản Định Đế)
Trần Quý Khoáng (Trùng Quang Đế)
Một số nhân vật được phong làm vua nhưng thực chất chỉ là bù nhìn và là con bài chính trị như:
Trần Di Ái: Người được Nhà Nguyên phong làm An Nam quốc vương trong cuộc chiến tranh lần 2 (thực chất là con bài chính trị của nhà Nguyên)
Trần Ích Tắc: Người được Nhà Nguyên phong làm An Nam quốc vương trong cuộc chiến tranh lần 3 (thực chất là con bài chính trị của nhà Nguyên)
Trần Thiêm Bình (tên thật là Trần Tông, gia nô của Trần Khang, đã mạo xưng con của Trần Nghệ Tông) người được nhà Minh phong làm An Nam quốc vương. (thực chất cũng là con bài chính trị của nhà Minh)
Trần Cảo, được Lê Lợi tôn làm vua (lấy hiệu là Thiên Khánh) theo yêu cầu của nhà Minh (thực chất cũng là con bài chính trị của Lê Lợi)

Tổ tiên của các vua nhà Trần:

Trần Lý (thủy tổ của nhà Trần,con của Trần Hấp),
Trần Thừa (cha vua Thái Tông, được truy tôn làm Trần Thái Tổ)

Các thế hệ tông thất khai quốc:

Trần Tự Khánh
Trần Thị Dung (hoàng hậu nhà Lý), sau này là Linh Từ quốc mẫu
Trần Liễu cha của Trần Hưng Đạo,
Trần Thủ Độ, Thái sư nhà Trần (người có công kiến lập nhà Trần)
Trần An Quốc, Trần An Bang

Các tông thất nhà Trần có công lao cho đất nước:

Trần Quốc Tuấn (Hưng Đạo đại vương - Tiết chế Quốc công)
Trần Quang Khải Thượng tướng, Thái sư nhà Trần
Trần Nhật Duật
Trần Khánh Dư
Trần Quốc Toản
Trần Quốc Hiến (Nghiễn) (Con trai của Hưng Đạo Vương)
Trần Quốc Tảng (Con trai của Hưng Đạo Vương)
Trần Quốc Uất (Con trai của Hưng Đạo Vương)
Trần Quốc Hiện (Nghiện) (Con trai của Hưng Đạo Vương)
Trần Bình Trọng[12]
Trần Khát Chân (dòng dõi Trần Bình Trọng, người có công giết được Chế Bồng Nga)
Tuệ Trung Thượng Sĩ (Trần Quốc Tung): người cùng tham gia trong cả 3 lần kháng chiến chống Nguyên Mông và đặt nền móng cho trường phái Trúc Lâm Yên Tử
An Tư công chúa (người được gả cho Thoát Hoan để nghị hòa trong tình thế nguy kịch của nhà Trần)
Huyền Trân công chúa: người được gả cho vua Chiêm Thành để đổi lấy châu Ô là châu Lý (Rí)
Trần Nguyên Đán, là người có công lật đổ Dương Nhật Lễ giành ngôi lại cho nhà Trần, có nhiều công trình thơ văn giá trị và là ông ngoại của Nguyễn Trãi

Các tôn thất nhà Trần khác:

Trần Bà Liệt, Hoài Đức Vương, con trai của Trần Thừa
Trần Quốc Khang (anh trai Trần Quốc Tuấn)
Trần Nhật Hiệu Thái úy, chỉ huy quân Tinh cương của nhà Trần
Trần Kiện
Trần Văn Lộng
Trần Tú Viên
Trần Lão Thượng vị hầu
Trần Khắc Hãn công chúa
Trần Ngạc Thái úy
Trần Nhật Đôn Trụ quốc, người cùng hợp mưu với Trần Khát Chân trừ khử Hồ Quý Ly bất thành
Trần Doãn Vũ Thành Vương
Trần Thị Thiều (Hoàng hậu của Trần Thánh Tông)

Các văn thần, danh nhân:

Trần Chiêu Ngạn, thượng thư bộ hình thời Trần
Trần Quốc Lặc: Trạng nguyên khoa Bính Thìn
Trần Cố: Trạng nguyên khoa Bính Dần
Trần Thì Kiến (Trần Thời Kiên)
Trần Thế Pháp, tác giả của Lĩnh Nam chích quái
Trần Quang Triều, tác giả của Cúc đường di khảo (một tác phẩm văn học thời Trần)
Trần Quốc Toại, tác giả của Sầm lâp tập (một tác phẩm văn học thời Trần)
Trần Đình Thám, thám hoa dưới triều vua Trần Duệ Tông
Trần Nguyên Hãng, Thiếu bảo thời vua Trần Nghệ Tông - là người hợp mưu với Trần Khát Chân trừ khử Hồ Quý Ly bất thành
Trần Nguyên Huyên và Trần Thái Bộc, tướng của nhà Hồ đã tử trận trong chiến tranh với nhà Minh
Trần Phong, tướng hợp tác với nhà Minh trong cuộc xâm lược Đại Việt


Thời Lê - Mạc
Trần Nguyên Hãn, danh tướng khởi nghĩa Lam Sơn
Trần Lựu, tướng giỏi của Lê Lợi, người đã dụ được Liễu Thăng lọt vào thế trận phục kích ở ải Chi Lăng
Trần Bàn, sứ thần nhà Lê sang nhà Minh vào năm Nhâm Ngọ (1462).
Trần Phong, quan lại trong viện Khâm hình triều đình thời Lê Thánh Tông
Trần Khắc Minh (cháu của Trình Khanh, đã đổi lại họ Trần), đỗ Tiến sỹ khoa Giáp Thìn 1484, niên hiệu Hồng Đức thứ mười lăm đời Lê Thánh Tông. Sau ông làm quan đến chức Thượng thư bộ Lễ kiêm Đông các đại học sỹ, tước Lương Nhân hầu.
Trần Cảo: Tự nhận là dòng dõi 5 đời của Trần Thái Tông, tự xưng làm Đế Thích thiên, tự phong làm Vua, lấy hiệu là Thiên Ứng.
Trần Cung (Trần Thăng) là con của Trần Cảo, kế thừa sự nghiệp của cha, cũng xưng làm vua, lấy hiệu là Tuyên Hòa.
Trần Tuân: Tướng khởi nghĩa thời Lê Sơ
Trần Chân, là vị tướng giỏi thời Lê, đã có công đánh dẹp các lộ quân khởi nghĩa thời Lê sơ.
Trần Văn Huy, ông tổ 4 đời của Trần Tuân, đỗ tiến sĩ trong niên hiệu Thái Hòa đời Lê Nhân Tông.
Trần Cẩn, ông nội của Trần Tuân đỗ tiến sĩ thời Lê Thánh Tông, giữ chức Thượng thư Bộ Lại.
Trần Danh Lâm, quan triều Lê Trung Hưng
Trần Độc, nhà thầy thuốc Việt Nam, thầy của Lê Hữu Trác
Trần Cảnh, quan nhà Trịnh tham gia đàn áp cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu nhưng thất bại và bị cách chức
Trần Đình Cẩm, trấn thủ Kinh Bắc của chúa Trịnh
Trần Đăng Tuyển, quan nhà Lê Trung Hưng
Trần Đức Hòa, Trấn thủ Quảng Nam, anh em kết nghĩa với chúa Nguyễn. Người tiến cử Đào Duy Từ cho chúa Nguyễn
Trần Sùng Dĩnh: Trạng nguyên khoa Đinh Mùi niên hiệu Hồng Đức thứ 18 (1487), đời Lê Thánh Tông.
Trần Văn Bảo (1524 - 1610) đỗ Trạng nguyên khoa Canh Tuất, niên hiệu Cảnh Lịch thứ 3 (1550), đời Mạc Tuyên Tông
Trần Bảo Tín
Trần Tất Văn: trạng nguyên thời Lê Cung Hòang
Trần Công Xán (Trần Công Thức): Vị quan giỏi hùng biện thời Lê


Thời Nguyễn - Pháp thuộc

Trần Công Soạn
Trần Thượng Xuyên- Đô đốc người khai phá đất Sài gòn Gia định
Trần An Bình, phó tướng của Trần Thượng Xuyên, người đã giúp sức cho ông này trong việc khai phá Sài Gòn
Trần Đại Định, võ tướng của chúa Nguyễn, người có nhiều công lao trong việc đánh dẹp loạn Sá Tốt, bảo vệ biên giới Việt Nam thời đó
Trần Hầu (hay Trần Cơ, Trần Đại Lực): Võ tướng của chúa Nguyễn đã có công đánh đuổi quân xâm lấn Xiêm La
Trần Quang Diệu: Võ tướng tài giỏi của quân Tây Sơn
Trần Bá Lãm, quan viên thời Tây Sơn
Trần Xuân Trạch, thủ lĩnh cầm đầu cuộc nổi dậy của nông dân đánh phá vùng An Quảng vào năm 1778
Trần Bích San: Đình nguyên thời nhà Nguyễn
Trần Phát
Trần Công Lại
Trần Hữu Thường
Trần Tứ Duy con trai của Trần Hữu Thường, bút hiệu Trần Thiện Chánh, người mà Mã Tương Hồn, một nho sĩ bên Trung Quốc, nghe tiếng tìm đến thử tài, rồi rất mến phục.
Trần Thúc Nhân, vị quan nhà Nguyễn đã tự tử khi Pháp chiếm được thành Thuận An
Trần Tấn? - 1874) Thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa năm Giáp Tuất (1874) chống thực dân Pháp.
Trần Xuân Hòa
Trần Xuân Soạn
Trần Xuân Sắc
Trần Tiễn Thành, đại thần nhà Nguyễn
Trần Quý Cáp, chí sĩ yêu nước, tham gia phong trào Duy Tân
Trần Cao Vân, chí sĩ yêu nước
Đội Cung (tên thật là Trần Văn Cung)
Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương hay Trần Duy Uyên là nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam vào thế kỷ XIX
Trần Bá Lộc
Trần Bá Phước
Trần Đình Túc
Trần Văn Dư
Trần Văn Gia
Trần Văn Thành
Tứ Định, tên thật là Trần Hữu Định, một trong những Tứ đại Phú hộ người Việt Nam thời Pháp thuộc
Trần Trinh Trạch (hội đồng Trạch) một trong những Tứ đại Phú hộ người Việt Nam thời Pháp thuộc
Công tử Bạc Liêu tên thật là Trần Trinh Huy, người giàu có nổi tiếng ở Bạc Liên và còn được gọi là Hắc công tử, ông cũng được coi là một võ sĩ môn Muay Thái.
Gilbert Trần Chánh Chiếu, là nhà văn và là Tứ đại Phú hộ Việt Nam thời Pháp thuộc
Trần Tấn Quốc, hay Thanh Tâm Trần Tấn Quốc (bút hiệu là Trần Tử Văn), là nhà văn, ký giả, chủ nhiệm nhật báo Tiếng Dội thời pháp thuộc
Trần Ngọc Lầu, nữ sĩ Việt Nam


Theo http://edu.go.vn

Không có nhận xét nào:

WORLD TIME

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------