Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013

Sức mạnh của lời biện giải
“Tôi xin lỗi.”

Cụm từ này là một trong những cụm từ đầy mãnh lực trong tiếng Anh. Đôi khi nó thường trở nên khó nói. Khi nói “tôi xin lỗi” nghĩa là bạn hối tiếc một điều gì đó mà bạn đã làm hay đã nói. Nói “tôi xin lỗi” là một hình thức biện giải. Nó là cách để công nhận mình thực sự sai lầm.


Trên những con phố của Nalanda, Ấn Độ, một người đàn ông ngồi ăn bận rất bẩn thỉu. Quần áo của ông được may từ những bao vải cũ kỹ. Đôi giày cũ mèm đeo quanh cổ.

Tên ông là Shyam Narayan Sharma. Ông có một quá khứ đen tối. Cách đây nhiều năm, ông đã thú nhận mình giết 16 người.


Khi còn trẻ, Sharma là một tay đâm thuê, chém mướn. Một người giết người khác để kiếm tiền. Người đầu tiên bị ông giết lúc ấy ông mới 15 tuổi. Nhưng đây không phải là một tội ác duy nhất. Năm 1986, ông bắt cóc một cậu bé, yêu cầu cha mẹ cậu bé phải trả tiền chuộc - rồi ông mới thả cậu bé. Nhưng sau 3 tuần bắt giữ đứa bé, Sharma để đứa bé ra đi. Ông nói ông cảm thấy đau buồn cho đứa bé. Câu chuyện trở nên nổi tiếng, nhưng cảnh sát không bắt được ông ta.


Sharma cũng làm chủ một nhà máy. Giống như nhiều người khác ở Nalanda, ông chế tạo súng. Chế tạo những khẩu súng bất hợp pháp, nhưng nó đã cho Sharma nhiều tiền.


Sau nhiều năm phạm biết bao tội ác, ông đã đầu thú với cảnh sát. Ông thú nhận những tội ác của mình. Cảnh sát bỏ tù ông vài năm. Nhưng khi được phóng thích, Sharma lại trở về với cuốc sống tội ác. Năm 1995, một lần nữa ông thú tội với cảnh sát và lần cuối là năm 2000.


Trong thời gian ở tù, Sharma đọc nhiều sách. Những cuốn sách này đã thay đổi cuộc đời ông. Một số trong những cuốn sách này là Kinh Thánh Kitô giáo. Sharma nói rằng chính những cuốn sách này giúp ông thay đổi cách nhìn vào cuộc sống. Ông bắt đầu hướng dẫn những tù nhân khác cách đọc sách. Lúc ấy ông đổi tên là Dayasagar. Cái tên mới này có nghĩa là “đại dương buồn thảm và lo âu”.


Sau 4 năm trong tù, ông được phép trở về. Nhưng Dayasagar không rời khỏi nhà tù trừ phi cảnh sát hứa duy trì việc đọc sách của các tù nhân. Những người lính gác phải dùng áp lực để Dayasagar rời khỏ nhà tù.


Sau khi ra tù, Dayasagar bán hết nhà cửa của mình. Ông dùng số tiền này mở trưởng học cho trẻ em nghèo. Ông gọi ngôi trường này là “Nai Subah”, nghĩa là “Buổi sáng mới”. Dayasagar dạy miễn phí cho 60 trẻ em trong làng.


Tại sao Dayasagar lại ăn mặc kỳ cục như vậy? Đó là cách để ông nhận ra những tội ác của mình và xin được tha thứ. Ngôi trường ấy và bộ quần áo ấy là cách xin lỗi của Dayasagar.


Dayasagar xin lỗi tất cả những tội lỗi mà ông đã gây ra. Nhưng một người có thể xin lỗi những điều mà những người khác đã gây ra không? Vâng, vào năm 2000, Chân phước Gioan Phaolô II đã thực hiện y như vậy.


Giáo Hội tồn tại gần 2.000 năm. Thời gian này, Giáo Hội đã thực hiện nhiều việc trọng đại. Nhưng với lời biện giải của mình, Đức Gioan Phaolô II đã nói Giáo Hội cũng làm tổn thương nhiều người. Chính sách Giáo Hội đã gây chia rẽ và đau khổ. Đôi khi dẫn đến hậu quả đau buồn là cái chết.


Nên Chân phước Gioan Phaolô II đã xin lỗi. Ngài xin lỗi vài nhóm đặc biệt, gồm người Do Thái, người Gypsi, phụ nữ và dân bản xứ. Ngài xin lỗi vì những nỗi đau mà Giáo Hội đã gây ra cho họ, những người không phải là người Công giáo. Ngài đã xin lỗi vì nhiều sự kiện lịch sử.


Thậm chí ngài đã xin lỗi Galilê. Galilê là nhà khoa học vào thế kỷ 17. Ông là một trong những người đầu tiên nói rằng trái đất xoay quanh mặt trời. Vào lúc bấy giờ, những nhà lãnh đạo Giáo Hội không tin điều này và cho rằng mặt trời xoay quanh trái đất. Nên Giáo Hội đã xét xử và bỏ tù Galilê. Đức Gioan Phaolô II muốn thể hiện cho thế giới biết rằng Giáo Hội luôn bảo vệ chân lý. Ngài muốn thể hiện rằng bất kỳ cá nhân hay tập thể nào đôi khi có thể mắc sai lầm.


Nhiều nhà lãnh đạo Giáo Hội không muốn Đức Gioan Phaolô II làm như vậy dù là ý tưởng tốt. Họ nghĩ rằng Giáo Hội không công nhận điều sai trái đó. Họ cho rằng người ta sẽ mất tin tưởng - quyền lực của Giáo Hội sẽ bị tước đi. Nhưng Đức Gioan Phaolô II không đồng ý. Ngài nghĩ rằng xin lỗi là quan trọng.


Nhiều tiến sĩ đồng ý rằng xin lỗi là việc làm quan trọng. Và những lời biện giải đối với người cho và người nhận đều trở nên thiện hảo. Khi một người chấp nhận lời xin lỗi, họ bắt đầu cảm thấy sự hàn gắn đầy xúc động. Lời biện giải giúp người ta trút bỏ sự căm giận thuộc quá khứ. Khi một người làm gì đó sai trái, họ cảm thấy hổ thẹn về điếu đó. Cảm giác này có thể có thể làm hao mòn cảm xúc. Việc đưa ra lời biện giải giúp người ta hàn gắn những mối cảm xúc này. Việc đưa ra lời biện giải chứng tỏ rằng bạn tôn trọng người mà bạn đã cư xử sai trái. Việc đưa ra lời biện giải cũng giúp con người tránh tái phạm những điều tồi tệ.


Bạn đã làm một điều gí đó mà bạn cảm thấy phải hổ thẹn chưa? Đã có ai đối xử với bạn không tốt bao giờ chưa? Bạn đã phải nói “tôi xin lỗi” với một người nào chưa? Đây là 5 điều bạn có thể thực hiện để có lời biện giải thành công.


Thứ nhất, đưa ra lời biện giải chân thành. Nghĩa là bạn nói gì. Người ta có thể phân biệt bạn chịu trách nhiệm về những gì bạn đã làm hay không hoặc bạn đang nói dối.


Thứ hai, đừng đưa ra những lời biện hộ, bào chữa. Lời biện giải không phải là giải thích lý do tại sao bạn làm điều gì đó, mà đó là lời nói bạn nhận sự sai trái khi làm điều đó.


Thứ ba, đưa ra lời hứa khắc phục. Lời biện giải chân thành thể hiện rằng bạn học được những gì từ điều bạn đã gây ra.


Thứ tư, bạn phải đưa ra lời biện giải rõ ràng, cụ thể. Nói “tôi xin lỗi” cũng chưa đủ. Hãy nói về những gì bạn đã làm, và sau đó nói rằng bạn cảm thấy hối hận về điều đó. Điều quan trọng là làm thế nào để người ta biết bạn đang xin lỗi họ.


Thứ năm, hãy chuẩn bị cho những điều không ngờ đến. Đôi khi lời biện giải cần đến sự biện giải của người khác. Những mối quan hệ có thể được hàn gắn. Tình bạn có thể được hình thành. Với người ấy phải mất thời gian để lời biện giải của bạn được chấp nhận. Vì người ấy vẫn còn duy trì sự giận dữ đối với bạn. Bạn không biết làm cách nào để điều đó chấm dứt, nhưng một lời xin lỗi luôn có thể giúp bạn.


Hôm nay bạn cần xin lỗi ai chưa?

Jos. Tú Nạc, NMS 

Không có nhận xét nào:

WORLD TIME

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------