Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2013

Les Misérables - Tác phẩm vượt thời gian
Những lời người ta nói về người khác có một ảnh hưởng sâu sắc đối với cuộc đời của người đó. Chúng ảnh hưởng đến tương lai của người đó. Thậm chí những lời ấy ảnh hưởng hơn nhiều so với những gì mà người ấy thực hiện.

Những lời đó bắt nguồn từ cuốn “Les Misérables” (Những kẻ khốn cùng) của Victor Hugo. Tác phẩm này được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1862, ở Pháp; nhưng đến ngày hôm nay người ta vẫn đọc và nghiên cứu. Nó được chuyển thể thành phim và một nhạc kịch nổi tiếng. Vậy tại sao “Những kẻ khốn cùng” vẫn được phổ biến như vậy?

“Những kẻ khốn cùng” kể về câu chuyện về một người đàn ông, Jean Valjean. Nhưng nó cũng đề cập đến nhiều vấn đề khác nữa - lịch sử, chính trị, những vấn đề phức tạp của xã hội. Tác phẩm này rất dài. Bản dịch dài nhất là 1.900 trang! Những sự kiện xảy ra trải qua hàng nhiều năm vào đầu thế kỷ 19.


Diễn biến của tác phẩm rất phức tạp, với nhiều sự kiện. Mở đầu tác phẩm, Jean Valjean một thanh niên rất nghèo. Cha mẹ của anh đã chết. Chị của anh cùng những đứa con của chị không có thứ gì để ăn. Nên Valjean đành phải đi ăn cắp bánh mì cho họ. Cảnh sát đã bắt và bỏ tù anh.


Lúc đầu đối với Valjean khó khăn và dài lê thê. Anh ở tù 19 năm - chỉ vì một tội ăn cắp bánh mì! Khi nhà chức trách trả tự do cho anh, anh sống cô độc, không bạn bè hay gia đình. Duy nhất một người đã giúp đỡ Jean Valjean. Tên ngài là Giám mục Myriel, và ngài là vị lãnh đạo Giáo hội Kitô giáo. Giám mục Myriel đã cho Valjean một nơi tá túc. Nhưng đêm đó, Valjean đã đánh cắp một số đồ bằng bạc của Giám mục Myriel. Anh ta trốn đi. Nhưng chẳng bao lâu, cảnh sát lại bắt được anh ta. Valjean chờ vị Giám mục tố cáo anh.

Nhưng thay vì tố cáo. Vị giám mục đã bảo vệ anh. Giám mục Myriel nói với cảnh sát rằng ngài cho anh ta những món đồ đó. Ngài còn cho Valjean nhiều thứ giá trị khác nữa. Và ngài khuyên Valjean thay đổi cuộc sống. Valjean không bao giờ quên những gì ngài đã nói với anh. Trải qua nhiều sự kiện, Valjean nghĩ rằng mình đã phạm biết bao sai lầm. Anh dành quãng đời còn lại để làm những điều lương thiện.


Đối với Valjean lúc này là một thay đổi lớn. Anh rời đến một nơi khác của nước Pháp, một thị trấn nhỏ. Anh thay tên đổi họ. Anh bắt đầu ăn nên làm ra. Tất cả công việc đều suôn sẻ. Nhưng một thay đổi nữa đã đến với anh. Valjean thuê một một thiếu phụ tên là Fantine. Fantine cũng cô độc trong thế giới này. Nhưng cô còn có một đứa con gái nhỏ tên Cosset. Fantine đã gặp nhiều gian truân trong cuộc sống. Cuối cùng, cô lâm bệnh nặng và qua đời. Nhưng trước khi cô nhắm mắt, Valjean hứa sẽ chăm sóc Cosset thay cô.


Cosset đến sống với Valjean. Cùng nhau, họ quay về Paris. Valjean coi Cosset như con gái của mình. Anh rất yêu thương bé, và bé cũng yêu quý Valjean. Khi trưởng thành, nó gặp một sinh viên nghèo. Hai người yêu nhau. Tên của sinh viên này là Marius. Marius có can dự vào một cuộc nổi dậy của sinh viên. Trong khi xung đột với cảnh sát, tưởng Marius chết. Nhưng Valjean đã cứu anh. Ông cõng anh qua những ống cống, những ống ngầm to tướng trong thành phố. Đây là một trong những phần nổi tiếng nhất của tác phẩm.

 
Cuối cùng, Cosset và Marius thành hôn với nhau. Valjean kể cho Marius về lai lịch của mình. Thoạt đầu, Marius chối bỏ Valjean, vì ông đã từng là một tù nhân. Nhưng sau đó, Marius nhận ra Valjean là một người tốt, người đã cố gắng làm những điều chính trực. Marius và Cosset quay về sống với Valjean, vừa lúc Valjean trút hơi thở cuối cùng.

Qua tất cả những sự kiện này, có một nhân vật quan trọng hơn. Đó là Javert, một nhân viên cảnh sát. Javert truy tìm Valjean. Ông ta cho rằng Valjean phải quay lại nhà tù. Nhiều lần ông ta bắt Valjean, nhưng Valjean đều trốn thoát. Cuối cùng, trong cuộc nổi dậy của sinh viên, Valjean có cơ hội giết Javert. Nhưng thay vào đó, anh đã cứu javert. Javert chiến đấu lương tâm mình. Valjean đã tỏ ra tử tế với Javert. Giờ đây Javert không thể bắt và giết Valjean. Nhưng ông ta tin rằng luật pháp yêu cầu ông phải làm điều đó. Cuối cùng, Javert tự sát.


Vậy tại sao câu chuyện này lại được phổ biến như vậy? Vì nó chứa đựng những đề tài chung đối với tất cả mọi người. Ý chính là sự cứu rỗi. Jean Valjean quyết định không làm điều bất chính. Thay vào đó ông quyết định làm những điều chính trực. Quyết định này đã soi rọi toàn bộ nội dung tác phẩm. Valjean cho người nghèo tiền bạc. Ông cứu vớt và bảo vệ nhiều người. Vào phút cuối cùng, ông đã chết trong hạnh phúc. Gia đình yêu thương và chấp nhận anh. Nhưng trong cuộc đời mình, ông đã gánh chịu nhiều đau khổ. Người ta không hiểu ông, và ông luôn phải trốn tránh Javert.


Tha thứ người khác là ý tưởng quan trọng trong câu chuyện này. Valjean tha thứ cho Javert. Nhưng Javert không thể tha thứ cho chính mình. Ông muốn thực hiện tốt công việc của mình. Ông đã từ bỏ luật pháp. Ông luôn muốn làm những điều đúng đắn. Cuối cùng, ông không thế chấp nhận sai lầm của mình để bắt Valjean.


Nhưng tất cả những sự kiện này không phải là những lý do duy nhất để “Những kẻ khốn cùng” được thành công. Những nhận thức của Victor Hugo về cái đúng cái sai của xã hội đã thể hiện rõ trong tác phẩm. Qua nhân vật Fantine và Cosset, đã được ông miêu tả sự cùng khổ lầm than. Trong cuộc chiến đấu ròng rã giữa Valjean và Javert, ông đã giải thích những vấn đề của tội ác và sự trừng phạt. Ông đã đồng cảm với tất cả những nhân vật, ngay cả những nhân vật vẫn tiếp tục làm những điều xấu xa bất chính. Không chỉ có Valjean là nhân vật với một quá khứ tội lỗi. Nhiều người ăn cắp, nói dối, và họ làm tất cả những gì mà họ có thể để kiếm tiền.


Trong nhiều phần của tác phẩm. Victor Hugo không kể mà chỉ mô tả những điều kiện chính trị và xã hội của nước Pháp. Ở một phần khác, ông mô tả lịch sử và điều kiện của những ống cống bên dưới thành phố Paris.

 
“Những kẻ khốn cùng” đã rất thành công khi xuất bản. Nhiều người mua bản tiếng Pháp. Nhưng nhà xuất bản cũng dịch ra nhiều thứ tiếng khác. Nó phổ biến khắp Âu châu và ở Bắc Mỹ. Và từ đó đến nay, nó vẫn được phổ biến rộng rãi. Người ta liên hệ đến những ý tưởng, những nhân vật và lịch sử.

Trong phần đầu tác phẩm, Victor Hugo đã viết những lý do để viết tác phẩm này. Những lý do này có thể là lý do để tác phẩm mãi còn giá trị và phổ biến. Ông nói về đường lối mà xã hội có thể tạo ra những điều kiện khủng khiếp cho con người. Cụ thể, ông nói về cảnh bần cùng, thiếu ăn và sự trống rỗng giá trị tinh thần. Tác phẩm đã đề cập đến những vấn đề này. Ông đã khép lại phần này bằng những lời:


“Nếu còn thiếu về nhận thức và nỗi bi thảm còn tồn tại trên trái đất, thì còn cần đến những tác phẩm giống như thế này.” 

Jos. Tú Nạc, NMS 

Không có nhận xét nào:

WORLD TIME

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------