TRAI TỊNH - CHAY TỊNH
-------------------------------
1. Có người hỏi tôi tại sao có người nói “trai tịnh”, có người lại nói là “chay tịnh”. Vậy từ nào đúng hơn? Trước khi trả lời, chúng ta nên tìm hiểu ý nghĩa của hai từ này.
1. Có người hỏi tôi tại sao có người nói “trai tịnh”, có người lại nói là “chay tịnh”. Vậy từ nào đúng hơn? Trước khi trả lời, chúng ta nên tìm hiểu ý nghĩa của hai từ này.
2. Trai tịnh: Trai tịnh chữ Hán viết là 齋淨
2.1. Trai: Chữ齋 (trai) gồm có chữ齊 (tề) và chữ示(thị) [1]. Chữ tề (齊) xưa cũng đọc là trai, nay ở đây có nghĩa là chuyên tâm. Chữ 示 (thị) được tạo thành bởi hai chữ 二 (là chữ thiên天 (cổ), đọc là thiên, không phải chữ nhị 二) và小[2] (là ba gạch thẳng xuống tượng trưng cho nhật, nguyệt và tinh tú, không phải chữ tiểu 小), nghĩa là nhìn về trời để biết được những việc thay đổi của thời cuộc. Chữ示 (thị) chỉ việc của thần, của trời. Cho nên tất cả các chữ Hán có liên quan đến thần đều có bộ示 (thị).
2.1. Trai: Chữ齋 (trai) gồm có chữ齊 (tề) và chữ示(thị) [1]. Chữ tề (齊) xưa cũng đọc là trai, nay ở đây có nghĩa là chuyên tâm. Chữ 示 (thị) được tạo thành bởi hai chữ 二 (là chữ thiên天 (cổ), đọc là thiên, không phải chữ nhị 二) và小[2] (là ba gạch thẳng xuống tượng trưng cho nhật, nguyệt và tinh tú, không phải chữ tiểu 小), nghĩa là nhìn về trời để biết được những việc thay đổi của thời cuộc. Chữ示 (thị) chỉ việc của thần, của trời. Cho nên tất cả các chữ Hán có liên quan đến thần đều có bộ示 (thị).
Chữ trai (齋) có những nghĩa này: đt. (1) Tắm rửa sạch sẽ, không ăn thịt cá, kiêng uống rượu, kiêng phòng sự, ăn thức ăn thực vật để phụng sự thần hay Phật, còn gọi là trai giới. (2) Rước nhà sư tới nhà mở lễ giỗ: trai chủ. (3) Dâng thức ăn cho nhà sư khất thực: thí trai; (4) Lập đàn cầu cúng: trai tiếu. dt. (1) Nhà sư ăn cơm trước buổi trưa. (2) Phòng riêng của học trò độc thân hay của nhà tu: thư trai. (3) Nhà riêng để ở trong lúc sắp tế lễ.
Trai theo chữ Nôm có nghĩa: dt. (1) Người đàn ông trẻ tuổi. (2) Người thuộc nam giới: Bác trai. (3) Hạt châu: Ngọc trai. (4) không biết xấu hổ: Trai lơ. (5) Sò mang vỏ có xà cừ: Trai lệch mồm (6) Âm hộ (tiếng bình dân): Cái trai.
Có người phân biệt ý nghĩa trai (齋) và giới (戒) [3]: Giữ tâm hồn trong sạch gọi là trai (齋), phòng ngừa tai hoạn gọi là giới (戒); ăn chay ba ngày gọi là trai (齋), ăn chay bảy ngày gọi là giới (戒).
2.2. Tịnh có những chữ Hán này: 淨, 凈, 並, 穽, 靚 , 靜, 靖. Trong từ trai tịnh, chữ tịnh là 淨. Chữ này nghĩa là: dt. (1) Đất của Phật: Tịnh độ (thổ土). đt. (2) Làm sạch. (3) Thiến. tt. (4) Sạch sẽ. (5) Hư vô.
2.3. Trai tịnh nghĩa là giữ mình trong sạch cả về tâm hồn lẫn thể xác để chuẩn bị tế tự, thờ thần kính Phật, để tỏ lòng khiêm nhường với thái độ lệ thuộc và phó thác hoàn toàn trước thần Phật.
3. Chay tịnh
3.1. Chay: Theo giáo sư Lê Ngọc Trụ [4] trường hợp tiếng Hán Việt chuyển ra tiếng Nôm khi âm khởi đầu đã đổi thì đa số vận ai đổi ra ay, như: đại > thay; hài > giày; sái > rảy; trai > chay; trái > vay... Như vậy chữ chay là do chữ trai chuyển sang nên chay (Nôm) đồng nghĩa với trai (Hán Việt).
3.1. Chay: Theo giáo sư Lê Ngọc Trụ [4] trường hợp tiếng Hán Việt chuyển ra tiếng Nôm khi âm khởi đầu đã đổi thì đa số vận ai đổi ra ay, như: đại > thay; hài > giày; sái > rảy; trai > chay; trái > vay... Như vậy chữ chay là do chữ trai chuyển sang nên chay (Nôm) đồng nghĩa với trai (Hán Việt).
Vậy chữ trai đồng nghĩa chữ chay, chỉ có khác biệt ở chỗ người ta chỉ nói ăn chay mà không nói ăn trai.
3.2. Chay tịnh: đồng nghĩa với trai tịnh, nhưng từ chay tịnh liên kết một chữ Nôm và một chữ Hán, còn từ trai tịnh thì hai chữ đều là chữ Hán.
Sách Phụng vụ các giờ kinh dùng thuật từ trai tịnh [5], còn Điển ngữ Thần học Thánh Kinh thì dùng thuật từ chay tịnh [6]. Hai cách dùng đều được mọi người chấp nhận.
4. Việc ăn chay phổ biến từ rất lâu đời trong các tôn giáo. Mỗi tôn giáo có quan niệm riêng về việc ăn chay và do đó có cách thức giữ chay khác nhau. Với Kitô giáo [7], qua việc chay tịnh, con người nhìn nhận mình lệ thuộc Thiên Chúa, vì lúc không sử dụng lương thực Thiên Chúa ban, con người cảm nghiệm được tính cách bấp bênh của sức lực mình: chay tịnh để tự hạ trước Thiên Chúa (x. Tv 34,13; 68,11; Đnl 8,3). Ăn chay là muốn bày tỏ cùng Thiên Chúa rằng: nếu không có Chúa, chúng ta không thể làm được gì; trong giây phút ta muốn cầu khẩn Chúa một việc quan trọng (x. Tl 20,26; 2 Sm 12,16-22; Edr 8,21; Et 4,16), nhất là để nhìn nhận mình là tội nhân và qua việc nhìn nhận thực lòng tính cách hư vô của mình, con người khẩn cầu Chúa thứ tha (1 V 21,27; Đn 9,3). Chay tịnh thân xác chỉ có ý nghĩa khi đi đôi với một sự kiêng giữ hay xa tránh tội (x. Is 58,1-12), nói khác đi, chay tịnh chỉ là hình thức bên ngoài (x. Mt 5,16-18).
Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu đã từng chay tịnh để chuẩn bị gặp gỡ Thiên Chúa hoặc chuẩn bị thực hiện công trình cao cả với Thiên Chúa. Như ông Môsê và ông Êlia, Chúa Giêsu đã chay tịnh 40 đêm ngày trong sa mạc (Mc 4,1; x. Xh 24,18; 34,28; 1 V 19,8), trước khi công bố Luật mới trong bài giảng trên núi. Tuy nhiên Chúa Giêsu cho thấy rằng chay tịnh tự nó chỉ có giá trị tương đối với các môn đệ, những người được mời tham dự bữa tiệc của Đấng Thiên Sai, thì chay tịnh nói lên thái độ sốt sắng đợi chờ Tân lang, tức là Đức Kitô (Mt 9,14-15).
Chay tịnh của Hội Thánh vào ngày thứ Tư lễ Tro và ngày thứ Sáu Tuần Thánh nói lên ý muốn đền tội và từ bỏ tội lỗi, đó cũng là một sự chuẩn bị đón mừng lễ Phục Sinh. Chay tịnh Thánh Thể được giới hạn một giờ trước khi rước lễ - 15 phút đối với các bệnh nhân - chủ yếu đây là một cử chỉ tôn kính, là sự chuẩn bị đón nhận chính Chúa Kitô trong bí tích, làm hiện thực công trình yêu thương tuyệt diệu của Chúa.
---------------------------------------------
Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
Nguồn truyenthongconggiao.org
---------------------------------------------
Lm. Stêphanô Huỳnh Trụ
Nguồn truyenthongconggiao.org
Ghi chú
[1] Trung Chánh hình âm nghĩa tổng hợp đại tự điển, trang 45.
[2] Sđd, tr. 1142.
[3] Sđd, tr. 45.
[4] Lê Ngọc Trụ, VIỆT NGỮ CHÁNH TẢ TỰ VỊ, tái bản lần 1, Khai trí, Sài Gòn, 1972, tr. XIX.
[5] CGKPV xuất bản năm 1995, tr. 377.
[6] Do Giáo Hoàng học viện Piô X, đà Lạt xuất bản năm 1973, qu. 1, tr. 210.
[7] Dom Robert Le Gall, DICTIONAIRE DE LITURGIE, 1982.
[1] Trung Chánh hình âm nghĩa tổng hợp đại tự điển, trang 45.
[2] Sđd, tr. 1142.
[3] Sđd, tr. 45.
[4] Lê Ngọc Trụ, VIỆT NGỮ CHÁNH TẢ TỰ VỊ, tái bản lần 1, Khai trí, Sài Gòn, 1972, tr. XIX.
[5] CGKPV xuất bản năm 1995, tr. 377.
[6] Do Giáo Hoàng học viện Piô X, đà Lạt xuất bản năm 1973, qu. 1, tr. 210.
[7] Dom Robert Le Gall, DICTIONAIRE DE LITURGIE, 1982.
--------------------------------------
Tài liệu tham khảo:
1. Hình Âm Nghĩa Tổng Hợp Đại Tự Điển, Đài Loan, 1970.
2. Đào Duy Anh, Hán Việt Từ Điển, NXB Trường Thi, Sài Gòn, 1957.
3. Viện Ngôn Ngữ Học, Từ Điển Hán Việt, NXB TP.HCM, TP.HCM, 2002.
4. Lê Ngọc Trụ, Việt Ngữ Chánh Tả Tự Vị, tái bản lần 1, Khai trí, Sài Gòn, 1972.
5. Lê Văn Đức, Từ Điển Việt Nam, Sài Gòn, 1970.
6. Viện Ngôn Ngữ học, Từ Điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2004.
7. Lm. Antôn Trần văn Kiệm, Giúp đọc Nôm và Hán Việt, 2004.
8. Quốc Ngữ Hoạt Dụng Từ Điển, Đài Loan, 2004.
9. Từ điển Hán Việt, Trung Quốc, 1994.
10. Đoàn Trung Còn, Phật học Từ điển, tập 3, 1967.
Tài liệu tham khảo:
1. Hình Âm Nghĩa Tổng Hợp Đại Tự Điển, Đài Loan, 1970.
2. Đào Duy Anh, Hán Việt Từ Điển, NXB Trường Thi, Sài Gòn, 1957.
3. Viện Ngôn Ngữ Học, Từ Điển Hán Việt, NXB TP.HCM, TP.HCM, 2002.
4. Lê Ngọc Trụ, Việt Ngữ Chánh Tả Tự Vị, tái bản lần 1, Khai trí, Sài Gòn, 1972.
5. Lê Văn Đức, Từ Điển Việt Nam, Sài Gòn, 1970.
6. Viện Ngôn Ngữ học, Từ Điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 2004.
7. Lm. Antôn Trần văn Kiệm, Giúp đọc Nôm và Hán Việt, 2004.
8. Quốc Ngữ Hoạt Dụng Từ Điển, Đài Loan, 2004.
9. Từ điển Hán Việt, Trung Quốc, 1994.
10. Đoàn Trung Còn, Phật học Từ điển, tập 3, 1967.