NHỮNG CON NGỰA LỪNG DANH LICH SỬ THẾ GIỚI
Ngựa gỗ thành TroyTheo thần thoại Hy Lạp, con ngựa gỗ góp phần quan trọng vào chiến thắng của quân Hy Lạp ở thành Troy sau 10 năm vây hãm không hiệu quả. Khi sức mạnh quân sự không thể khuất phục, quân Hy Lạp tháo dỡ tàu chiến, dựng thành một con ngựa khổng lồ bằng gỗ rỗng ruột. Trước khi rút lui, quân Hy Lạp để lại con ngựa gỗ cùng một người có nhiệm vụ đánh lừa binh sĩ thành Troy rằng nó là sự đền bù cho bức tượng bị phá hủy của họ.
Ngựa gỗ thành Troy. Ảnh: Wikipedia.
Người ta reo hò kéo con ngựa gỗ vào thành mà không biết rằng nó chứa đầy binh lính tinh nhuệ của kẻ thù. Khi quân thành Troy no say sau bữa tiệc chiến thắng, binh sĩ trong bụng ngựa thoát ra ngoài, mở cổng thành để quân Hy Lạp tiến vào đánh chiếm. Thành Troy bị hạ do binh sĩ không kịp trở tay ứng phó.
Bucephalus
Đây là một trong những con ngựa bất kham nhất thời Alexander Đại đế. Không chiến binh nào có thể cưỡi lên mình nó. Khi cha Alexander cho phép ông chọn bất kể con ngựa nào mình muốn, ông đã chọn Bucephalus và thuần hóa nó trở thành con ngựa chiến gắn liền với tên tuổi của mình. Chiến mã Bucephalus cùng Alexander Đại đế
.
Ảnh: Wikipedia.
Mặc dù những người trước đó không thể cưỡi lên mình Bucephalus nhưng Alexander lại dễ dàng thuần hóa con vật. Ông nhận ra con ngựa sợ cái bóng của chính mình. Để giải quyết vấn đề này, Alexander thường hướng con ngựa về phía mặt trời để nó không hoảng sợ. Sau khi trở thành chiến mã, Bucephalus đã cùng chủ chiếm thành phố Bucephala, một trong những chiến công lẫy lừng của Alexander Đại đế.
Nelson
Nó là chiến mã của George Washington, tổng thống đầu tiên của Mỹ. Con ngựa còn có biệt danh là Old Onzie. Tổng thống Washington mua Nelson năm 1779 và vô cùng yêu quý nó. Ông thích con ngựa này bởi nó khá lì lợm và khó bị kích động bởi âm thanh trận mạc. Nelson, chiến mã của Tổng thống George Washington.
Ảnh: Wikipedia.
Con ngựa sát cánh cùng George Washington trong trận chiến ở thung lũng Forge và Yorktown, trận đánh quan trọng nhất trong sự nghiệp cầm quân của ông. Washington đang ngồi trên lưng Nelson khi người Anh đầu hàng. Sau chiến tranh, Nelson và một con ngựa chiến khác của Washington là Blueskin được đưa tới sống ở núi Vernon, nơi chăm sóc thú cưng của tổng thống.
Marengo
Đây là con ngựa chiến nổi tiếng nhất của Hoàng đế Napoleon Bonaparte. Ông đặt tên nó theo địa danh Marengo, nơi Napoleon giành chiến thắng vang dội năm 1800. Nó gắn bó cùng ông trong trận Austerlitz, trận Jena - Auerstedt, trận Wagram và trận Waterloo, trận chiến khép lại sự nghiệp cầm quân lẫy lừng của vị hoàng đế người Pháp. Con ngựa bị thương 8 lần trong những năm tháng ra trận cùng Napoleon. Chiến mã Marengo cùng
Hoàng đế Napoleon Bonaparte.
Ảnh: Wikipedia.
Sau khi Napoleon bại trận, Marengo bị bắt và bán cho một trung tá người Anh. Con ngựa qua đời vì già yếu năm 1831, khi nó 37 tuổi. Người ta bảo quản gần như toàn bộ bộ xương của con vật và chuyển nó tới trưng bày tại Bảo tàng Quân sự Quốc gia ở Chelsea, London, Vương quốc Anh.
Copenhagen
Đây là tên con chiến mã của Công tước Arthur Wellesley, người dẫn đầu cuộc tấn công chống lại Hoàng đế Napoleon Bonaparte trong trận Waterloo. Copenhagen đưa vị công tước xứ Wellington băng qua làn đạn của quân Pháp, dẫn tới chiến thắng vang dội của quân Anh. Chiến mã Copenhagen.
Ảnh: Wikipedia.
Công tước Arthur Wellesley nhận xét, con ngựa Copenhagen rất khéo léo cùng sức chịu đựng dẻo dai. Sau khi chiến tranh kết thúc, người ta coi nó là báu vật quốc gia và đưa về nuôi tại một trang trạng ở London. Những năm cuối đời, Copenhagen bị điếc và mù. Tuy nhiên, con vật vẫn sống tới 27 tuổi. Đích thân Công tước Arthur Wellesley tới giám sát việc chuẩn bị chôn cất con ngựa theo nghi thức danh dự dành cho một quân nhân. Hồng Minh
Xích Thố
Xích Thố
Trong số những con ngựa nổi tiếng thời cổ đại, đầu tiên phải nhắc đến Ngựa Xích Thố thời Tam Quốc. Con ngựa này dài một trượng, cao tám thước, màu đỏ rực như lửa, tuyệt không có một sợi lông tạp, ngày đi ngàn dặm, trèo non vượt suối dễ dàng.
Ngựa Xích Thố từng qua tay rất nhiều chủ. Chủ nhân đầu tiên của Xích Thố là Đổng Trác (132-192), tướng nhà Đông Hán (năm 25-220). Trong triều đình lúc bấy giờ, có rất nhiều người khinh thường con người tàn bạo như Đổng Trác, trong đó có Đinh Nguyên, cũng là một tướng nhà Đông Hán. Trong một lần họp triều, Đinh Nguyên đã chửi thậm tệ vào mặt Đổng Trác, Đổng Trác định chém Đinh Nguyên thì con nuôi của Đông Nguyên là Lã Bố từ phía sau xông lên, khí chất anh hùng của Lã Bố đã khiến cho Đổng Trác sững lại, đành phải nhượng bộ. Từ đó, Đổng Trác nảy sinh ý định thu phục Lã Bố.
Vì muốn thu phục Lã Bố, Đổng Trác đã đem Xích Thố tặng cho Lã Bố. Lã Bố sau khi có được ngựa quý quả nhiên đã giết chết chủ cũ của mình là Đinh Nguyên, quy phục dưới chân Đổng Trác, và trở thành con nuôi của Đổng Trác.
Ngựa Xích Thố đã cùng Lã Bố chinh chiến khắp nơi. Trên chiến trường, ông chuyên cưỡi ngựa Xích Thố, như một mãnh hổ tả xung hữu đột, vạn người không địch nổi. Sau này, Lã Bố bị trúng kế của một đại thần nhà Đông Hán, giết chết Đổng Trác. Sau đó Lã Bố bị Tào Tháo giết, ngựa Xích Thố thuộc về Tào Tháo, một nhà chính trị, quân sự mưu lược kiệt xuất cuối thời Đông Hán.
Có lẽ do duyên số, Quan Vũ hay còn gọi là Quan Vân Trường, một trong những người có công lớn thành lập nhà Thục Hán vào thế kỷ thứ 2, vì muốn bảo vệ hai vị phu nhân của người anh em kết nghĩa của mình là Lưu Bị đã tạm thời về phe Tào Tháo. Tào Tháo vô cùng quý mến nhân tài như Quan Vũ, cũng muốn bắt chước Đổng Trác tặng ngựa cho anh hùng.
Nhưng Quan Vũ không như Lã Bố, ông tiếp nhận Xích Thố là để tìm được Lưu Bị nhanh hơn. Sau khi Quan Vũ bị giết, Xích Thố lại rơi vào tay một viên tướng nhà Thục Hán khác là Mã Trung. Nhưng lần này nó không còn ngoan ngoãn đi theo chủ nhân mới như trước, mà tuyệt thực đến chết.
Ngựa Tuyệt Ảnh
Ngựa Tuyệt Ảnh hy sinh thân mình cứu chủ. Tranh: Baidu
Ngựa Tuyệt Ảnh là ngựa của Tào Tháo (155-220). Tuyệt Ảnh có nghĩa là phi rất nhanh, đến cái bóng cũng không đuổi kịp được.
Tương truyền, khi Tào Tháo tấn công Trương Tú, Trương Tú dâng thành đầu hàng Tào Tháo. Trương Tú là cháu gọi Phiêu kỵ tướng quân Trương Tế bằng chú. Sau khi Đổng Trác bị giết năm 192, Trương Tế cùng các tướng khác của Đổng Trác mang quân đánh vào Tràng An, lại nắm vua Hán Hiến Đế, thao túng triều đình như Đổng Trác trước đây.
Tuy nhiên, Tào Tháo không ngờ lại bị trúng kế của kẻ thù, bị đánh bất ngờ, trở tay không kịp, suýt nữa thì bị mất mạng. May có ngựa Tuyệt Ảnh mới thoát được ra ngoài.
Ngựa Tuyệt Ảnh bị trúng ba mũi tên trên mình mà vẫn cất vó phi nước đại, sau đó bị trúng một mũi tên vào mắt mới gục ngã. Trong trận chiến này, Tuyệt Ảnh đã hoàn tất sứ mạng của mình.
Đây là một thất bại nữa của Tào Tháo kể từ sau trận Xích Bích. Trong trận đánh này, Tào Tháo bị mất một con trai, Tào Ngang, một cháu trai, Tào An, và một con tuấn mã, Tuyệt Ảnh. Có thể nói đây là một thất bại thảm hại của Tào Tháo.
Ngựa Đích Lô
Ngựa Đích Lô cứu mạng chủ nhân. Tranh: Weibo
Đích Lô vốn là ngựa của Trang Vũ, vốn là một tướng của một danh sĩ dòng dõi hoàng tộc nhà Hán là Lưu Biểu nhưng sau này phản bội lại Lưu Biểu. Lưu Bị (người sáng lập ra nhà nhà Thục Hán) bị thất bại trong trận giao chiến với Tào Tháo nên về đầu quân cho Lưu Biểu vì hai người cùng trong hoàng thất, đợi thời cơ làm lại sự nghiệp.
Lưu Bị nhìn thấy ngựa của Trương Vũ cho rằng đây là một con tuấn mã, liền hết lời ca ngợi rằng "con ngựa này chắc chắn là ngựa thiên lý". Tướng của Lưu Bị lúc đó là Triệu Vân lập tức hiểu ngay ý của chủ nhân, liền giết chết Trương Vũ để cướp ngựa. Triệu Vân là danh tướng thời cuối Đông Hán và thời Tam Quốc, người góp công lớn thành lập nhà Thục Hán.
Khi Lưu Biểu nhìn thấy con ngựa này cũng khen không ngớt lời. Lưu Bị đang không biết lấy gì để báo đáp Lưu Biểu liền tặng con ngựa này cho Lưu Biểu. Không ngờ, Lưu Biểu lại thấy con ngựa này "có quầng mắt, trên đầu có những đốm trắng, lại tên Đích Lô, ắt là con ngựa sát chủ", còn nói rằng "Trương Vũ cưỡi con ngựa này bị chết" chính là minh chứng, nên vội vàng tìm cớ trả lại cho Lưu Bị.
Người hầu của Lưu Bị đem tin "ngựa sát chủ" nói cho Lưu Bị, nhưng Lưu Bị không tin. Sau đó, khi nhận được mật báo có người định sát hại, Lưu Bị vội vàng thoát ra ngoài, cưỡi ngựa Đích Lô chạy trốn, nhưng bị nhầm đường, ông chạy đến bên suối Đàm Khê.
Phía trước là con suối rộng lớn, phía sau là quân địch truy đuổi, lúc này Lưu Bị mới nhớ đến lời khuyên "Đích Lô sát chủ" ngày trước, ông vừa điên cuồng quất vào lưng ngựa, vừa hét: "Đích Lô! Đích Lô! Hôm nay mày hại ta đi!". Đích Lô bỗng nhiên vùng lên, phi một phát sang bờ bên kia, lập một kỳ tích chưa từng có trong lịch sử. Sau đó, Lưu Bị càng không tin chuyện "Đích Lô sát chủ" , ông càng yêu quý con ngựa đã cứu mạng mình này hơn.
Khi đem quân đi đánh nước Thục, thấy ngựa của Bàng Thống, một trong những mưu sĩ của Lưu Bị, già yếu quá, nên để thể hiện sự trọng dụng của mình với Bàng Thống, Lưu Bị đã đem ngựa yêu của mình tặng cho Bàng. Ai ngờ Bàng Thống không có phúc được hưởng, vừa mới cưỡi lên Đích Lô đã bị kẻ địch tưởng nhầm là Lưu Bị nên bắn chết. Sau này ngựa Đích Lô cũng không rõ lưu lạc về đâu.
Dạ Chiếu Ngọc Sư Tử
Dạ Chiếu Ngọc Sư Tử toàn thân lông trắng như tuyết, tương truyền một ngày có thể đi hàng nghìn dặm. Ngay từ khi mới sinh ra phía dưới cổ đã có một hàng lông dày, trông giống như sư tử, tính khí nóng nảy, sau này lớn lên tính khí bớt nóng nảy hơn, buổi tối con ngựa này còn phát ra ánh sáng trắng bạc, vì vậy mới có tên là Dạ Chiếu Ngọc Sư Tử .
Con ngựa này của Triệu Vân, sống vào khoảng thế kỷ thứ hai. Tương truyền, Triệu Vân đóng quân ở trên núi Trường Bản xuất quân đi đánh trận đều cưỡi Dạ chiếu ngọc sư tử, có lần Triệu Vân cùng ngựa bị rơi xuống hố bẫy sẵn của quân địch, tưởng chừng không thể thoát thân. Nhưng sức ngựa rất lớn, cuối cùng cũng nhảy được lên trên miệng hố, cứu chủ nhân thoát chết. Trong bộ tiểu thuyết Thủy hử cũng từng nhắc đến con ngựa này.
Ô Vân Đạp Tuyết
Ngựa Ô Vân Đạp tuyết. Ảnh: Baidu
Ô Vân Đạp Tuyết còn có tên là Vương Truy Mã, sống ở thế kỷ thứ hai, toàn thân màu đen nhưng bốn vó màu trắng. Đây là ngựa của Trương Phi, người anh em kết nghĩa với Lưu Bị và Quan Công, được coi là anh hùng tuấn mã.
Ngựa của Trương Phi có tên rất ý nghĩa, Vương Truy Mã có nghĩa là con ngựa đi theo hầu hạ Đại Vương. Tương truyền Trương Phi và Ô Vân Đạp Tuyết đều đen như nhau. Trương Phi quý chú ngựa này như con đẻ, thường xuyên tự tay tắm rửa cho ngựa quý.
Người đời về sau thường nói người dũng mãnh cưỡi ngựa dũng mãnh. Quan Công từng nói: "Người tôi nặng nề, ngựa không vác nổi nên thường hay gầy, chính vì vậy mà tôi không thể cưỡi ngựa bình thường được". Trương Phi cũng như vậy, ngựa bình thường thì không thể xứng với hào khí phi thường của Trương Phi được
--------------------------------------
SƯU TẦM
Nguồn Zing News
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét