1. Tin Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI từ nhiệm đã và đang gây xôn xao trong mọi tầng lớp xã hội và Giáo Hội.
Đức Giáo Hoàng từ nhiệm, đó là biến cố rất bất ngờ. Bất ngờ đó gây ra trong tôi một nỗi bàng hoàng choáng váng.
Lấy lại sự bừng tỉnh nhờ cầu nguyện, tôi cúi đầu lắng nghe Chúa dạy
bảo. Chợt tôi nhớ lại một chi tiết nhỏ riêng tư, lần tôi được gặp Đức
Giáo Hoàng lúc Ngài còn là Hồng Y Bộ trưởng Bộ Đức Tin.
Trong trao đổi,
tôi thấy Ngài chú ý đặc biệt đến sự gặp gỡ Đức Kitô. Như thế căn cốt của
đức tin là gặp gỡ riêng tư và thân mật với Đức Kitô, để bước theo Đức
Kitô. Nên trong thinh lặng nội tâm lúc này, Chúa dạy tôi hãy dùng chi
tiết đó như một ánh sáng để hiểu sự từ nhiệm của Đức Giáo Hoàng.
Nhờ ơn Chúa giúp, tôi dần dần nhận ra rằng: Sự từ nhiệm của Đức Giáo
Hoàng Bênêđictô chứng tỏ Ngài đã và đang gặp gỡ Đức Kitô và bước theo
Đức Kitô. Nhờ đó Ngài nhấn mạnh đến mấy điểm rất cần sau đây cho Năm Đức
Tin:
2. Trước hết, theo Ngài, tin là gặp gỡ Đức Kitô và bước theo Đức Kitô
trong sự từ bỏ quyền lợi riêng, và bước xuống thân phận con người hèn
yếu, vì yêu thương con người và để cứu chuộc loài người.
Tôi nhớ lại ở đây lời thánh Phaolô nói về nét đẹp đó của Đức Kitô:
“Đức Giêsu Kitô, vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không phải nhất quyết duy
trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa. Nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh
quang, mặc lấy thân phận nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người
trần thế” (Pl 2,6-7).
Đức Kitô đã bước xuống, để hoà mình, để chia sẻ, để gần gũi, để cứu
chuộc loài người bằng yêu thương hoà trộn với hy sinh quên mình.
Đức Kitô đã nêu gương sáng đó cho các môn đệ Chúa. Các môn đệ Chúa
hiểu sự khiêm nhường bước xuống như thế là một đặc điểm của người môn đệ
Chúa.
Thánh Phêrô càng hiểu điều đó. Nên, khi được Chúa Giêsu trao trách
nhiệm chăn dắt đoàn chiên của Chúa, thánh Phêrô đã thề hứa với Chúa là
hết lòng mến yêu Chúa. Trong lòng yêu mến đó có sự cam kết sống khiêm
nhường bước xuống theo gương Chúa.
Các đấng kế vị thánh Phêrô vẫn giữ tinh thần bước xuống theo gương Đức Kitô, theo những cách khác nhau.
3. Tuy nhiên, với những biến chuyển của lịch sử, Hội Thánh dần dần
trở thành một tổ chức. Tổ chức này vừa có yếu tố siêu nhiên, vừa có yếu
tố nhân loại. Một lúc nào đó, tổ chức trở thành cơ chế phức tạp, như một
guồng máy nặng nề. Trong hoàn cảnh đó, vị đứng đầu Hội Thánh, dù muốn
dù không, cũng phải bước lên chỗ gọi là Ngai, là Toà.
Chức cao, quyền cả đó là một vinh dự rất lớn, nhưng cũng là một trách
nhiệm rất nặng nề. Nhất là khi yếu tố nhân loại chẳng may trở nên mạnh
trong cơ chế phức tạp. Trong tình hình như thế, cho dù người đứng đầu
Hội Thánh, kế vị thánh Phêrô, có muốn đổi mới Hội Thánh, bằng việc kêu
gọi mọi người hãy tập trung vào Đức Kitô, và giới răn yêu thương của
Người, thì công việc đổi mới ấy không dễ gì thực hiện được. Cản trở do
những yếu tố ngoài Hội Thánh vẫn mạnh. Cản trở do những yếu tố nhân loại
trong cơ chế nội bộ Hội Thánh cũng mạnh không kém.
Trước một thực tế quá nhiều thách đố như vậy, vị lãnh đạo Hội Thánh
sẽ phải suy nghĩ rất nhiều. Suy nghĩ đi tới những chọn lựa. Khi chọn lựa
của Ngài là sự từ nhiệm, thì chọn lựa đó phải được coi là khiêm nhường
và can đảm. Từ nhiệm là bước xuống. Bước xuống để lui vào đời sống cầu
nguyện, cũng vẫn là một cách đại diện cho Chúa Kitô, lo cho đoàn chiên
của Chúa.
Ngài bước xuống như vậy, là nhờ đức tin. Tin nơi Ngài là gặp gỡ Đức Kitô và bước theo Đức Kitô.
4. Hơn nữa, khi đức tin của Ngài là gặp gỡ Đức Kitô và bước theo Đức
Kitô, thì Đức Giáo Hoàng bước thêm một bước nữa, đó là chịu đóng đinh
mình một cách nào đó vào thánh giá.
Ở đây, tôi nhớ lại lời thánh Phaolô nói về Đức Kitô:
“Ngài lại hạ mình xuống, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thánh giá” (Pl 2,8).
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI cũng đã vâng lời đức tin cho đến cùng.
Với sự từ nhiệm của Ngài, Ngài nói sơ qua về tình hình sức khoẻ của Ngài
đang suy giảm. Chừng ấy thiết tưởng đã đủ, để chúng ta hiểu sự đau đớn
Ngài phải chịu. Đau đớn phần xác, đau đớn phần hồn. Đau đớn do ngoại
cảnh, đau đớn do nội bộ. Chính sự từ nhiệm cũng được coi là một quyết
định đau đớn.
Những đau đớn ấy chính là một thứ thánh giá Ngài đang vác trên vai,
và cũng là thánh giá mà Ngài như bị đóng đinh vào, để dâng mình làm của
lễ, kết hợp với của lễ xưa của Chúa Giêsu trên thánh giá.
Tôi có cảm tưởng là một cách nào đó, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI
muốn nhắc lại cho đoàn chiên của Ngài lời thánh Phaolô xưa: “Được thông
phần những đau khổ của Đức Kitô, nhờ nên đồng hình đồng dạng với Ngài
trong cái chết của Người” (Pl 3,10), đó chính là hướng đi của đời Ngài.
5. Với những cảm nghĩ trên đây, tôi coi sự từ nhiệm của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI là một sứ điệp quý giá của Năm Đức Tin.
Đọc sứ điệp này tôi thấy mình cần phải học nhiều điều.
Thứ nhất, tin là gặp gỡ Đức Kitô và bắt chước Đức Kitô.
Thứ hai, nếu tin là bắt chước Đức Kitô, thì tôi phải khiêm nhường
bước xuống, để chia sẻ, hoà mình, gần gũi, và để giải cứu con người bằng
tình thương hy sinh quên mình.
Thứ ba, nếu tin là bước theo Đức Kitô, thì tôi luôn phải sẵn sàng từ
bỏ những gì không thích hợp với sự phát triển của Nước Thiên Chúa, để
dấn thân vào những gì thích hợp hơn, theo thánh ý Chúa. Những gì không
thích hợp như các công trình phô trương tốn phí. Những gì thích hợp hơn
như đời sống nội tâm.
Thứ tư, nếu tin là gặp gỡ Đức Kitô và bước theo Đức Kitô, thì mọi chọn lựa của tôi luôn phải khiêm tốn và yêu thương.
Bốn điều trên đây sẽ không dễ thực hiện được, nếu không có ơn Chúa.
Nên tôi phải tăng cường việc cầu nguyện và làm những việc hy sinh nho
nhỏ trong đời sống thường ngày.
6. Khi sự từ nhiệm của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI được coi là một sứ
điệp của Năm Đức Tin, thì sứ điệp này không chỉ là một bài học, mà còn
là một cảnh báo. Cảnh báo về một tương lai sẽ có những bất ngờ gây bàng
hoàng sửng sốt. Có thể sẽ xảy ra những biến cố về sự bước xuống đau đớn
và cảnh chịu đóng đinh vào thánh giá. Nơi ít nơi nhiều, những bất ngờ
đau đớn đó sẽ xảy ra.
Với những bài học và những cảnh báo, sứ điệp Năm Đức Tin tiềm ẩn
trong sự từ chức của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI rất đáng được chúng ta
suy nghĩ trong thinh lặng nội tâm, dưới ánh sáng của Chúa Thánh Thần.
Cần suy nghĩ nghiêm túc, để điều chỉnh lại đời sống một cách mau lẹ.
Kẻo, khi những bất ngờ đau đớn xảy tới mới tìm hướng đi, thì sẽ quá
muộn.
Cần thức tỉnh mau lẹ. Đừng trì trệ, dửng dưng, khô cứng. Kẻo giờ Chúa
đến bất ngờ, mà chưa chuẩn bị, thì sẽ không kịp theo Chúa đi vào Nước
Trời.
Bất ngờ tiếp nối bất ngờ. Sứ điệp trong sự từ nhiệm của Đức Thánh Cha
Bênêđictô XVI mới chỉ là khởi đầu. Ở đây, tôi nhớ tới những khủng
khiếp, mà Đức Mẹ đã tiên báo ở Fatima.
+ GM Bùi Tuần
VRNs (18.02.2013)
- HuffingtonPost - Những ngày này, cả thế giới đạo và đời đều xôn xao
về việc ĐGH Biển Đức XVI chính thức tuyên bố từ nhiệm. Có một bài nhận
định khá hay và sâu sắc, xin giới thiệu với mọi người – đặc biệt là
những người Công giáo.
Thần học gia Joseph Ratzinger vẫn thu thập
các tính ngữ (chữ có ý nghĩa) từ khi sống trong Giáo triều Rôma – với
các “biệt danh” (moniker) là “chó dữ của Chúa” (God’s Rottweiler), “Hồng
y xe tăng” (Panzerkardinal), “Giáo hoàng Đức quốc xã” (Papa-Nazi). Các
“biệt danh” này đã luôn nói nhiều về những người “được tặng” hơn là
những gì chúng ám chỉ, nhưng chúng trở nên một phần văn hóa phổ thông cả
những người bị mê hoặc lẫn người bị từ chối bởi học giả thầm lặng.
Lúc đó, ĐGH Biển Đức XVI đã công bố Tông
thư đầu tiên “Thiên Chúa là Tình yêu”, và những người bảo vệ khôn ngoan
thấy rằng tranh biếm họa họ tạo ra đều không đúng sự thật.
Với lời tuyên bố từ chức (ngày 11-2-2013), ĐGH Biển Đức XVI đã khiến họ phải “gãi đầu”. Họ ngạc nhiên: “Giáo hoàng không chỉ thoái vị. Phía sau còn sự thật gì?”.
Kết thúc triều đại giáo hoàng, cũng như khởi đầu, là dấu hiệu trái
ngược với những người coi mỗi hành vi của con người đều thuộc các phạm
trù khả nghi của quyền lực và bướng bỉnh.
Chúng ta biết rằng tôn giáo là sự giải
thoát – một nỗ lực giải thích về đau khổ và những điều trái ngược bất
khả thi của đời sống con người. Tôn giáo đầy những thứ giúp chúng ta cảm
thấy tốt hơn – hoặc tệ hơn. Tg là cái gì đó mà chúng ta nói với người
khác để kiềm chế họ. Điều đó tự bản chất (per se) không là niềm tin vào
Thiên Chúa, điều đó quấy rầy tính mẫn cảm ngụy tạo hậu hiện đại của
chúng ta. Đó là tôn giáo, nhất là loại có tổ chức. Như vậy, chúng ta
hoàn toàn tâm linh, nhưng càng ngày càng ít người trong chúng ta sống
theo niềm tin tôn giáo.
Mối quan hệ phúc tạp trong văn hóa của
chúng ta với tôn giáo có tổ chức gắn chặt với mối quan hệ trong chh của
chúng ta với sự thật. Chúng ta yêu sự thật, đúng vậy, nhưng chúng ta
không coi sự thật là tôn giáo, nếu ai đó không giữ sự thật cho mình. Sự
khoan dung không bao gồm việc áp đặt lên người khác – văn hóa của chúng
ta đánh giá qua các đức tính khác.
Vấn đề về nỗ lực ý nghĩa này khi khoan
dung là điều không thể biện hộ. Đó là tự hủy hoại. Nếu chỉ có sự thật và
sự thật của tôi, nhưng không là sự thật, thì không có nền tảng chung để
thỏa mãn nhau. Hoặc tôi đúng, hoặc bạn đúng, và vì không có điểm chung,
vấn đề này chỉ được giải quyết khi có một bên thắng và một bên thua. Một thế giới không có sự thật là thế giới không thể không có xung đột, và không thể có sự hòa giải.
Khẩu hiệu Giám mục (episcopal motto) của
ĐGH Biển Đức XVI là “Cooperatores veritatis” (những người hợp tác với
chân lý). Khẩu hiệu này cho thấy một cách hiểu rất khác về thực tế, điều
mà cả niềm tin và lý lẽ đều trung thành với chân lý – tức là sự thật.
Và chính sự thật, ít là như Giáo hội Công giáo hiểu, được thể hiện cách
tốt nhất, không bằng sự tranh luận hợp lý (dù đó là điều quan trọng) và
chắc chắn không bằng bạo lực, nhưng bằng “tình yêu tự hiến”. Không có gì
thuyết phục hơn và cũng chẳng có gì thật hơn “tình yêu dâng hiến”.
Chân lý trung tâm của đức tin Công giáo là
Thiên Chúa làm người nơi Đức Kitô, qua cuộc khổ nạn và cái chết của
Ngài mà chúng ta được cứu độ. Có thể tóm gọn thế này: Thiên Chúa mệt mỏi
khi nói với chúng ta về cách thực hiện điều đó, thế nên Ngài quyết định
xuống thế và cho chúng ta thấy.
Điều này cũng đề xuất rằng ĐGH Biển Đức
XVI hiểu vai trò của giáo hoàng trong Giáo hội là người lãnh đạo, nhưng
trước tiên là phục vụ. Có nhiều danh hiệu của giáo hoàng: Linh mục của
Đức Kitô, Người kế vị các Tông đồ, Tôi tớ của các Tôi tớ của Thiên Chúa.
Ngài là người canh giữ, là mục tử của đoàn chiên. Nói cách khác, ngài
không chỉ hiến dâng mình mà còn vì sứ vụ của Giáo hội.
Những lời này của ĐGH Biển Đức XVI có thể là đầu tiên trong 117 Hồng y, những người sẽ chọn giáo hoàng kế vị: “Trong
thế giới ngày nay, vì có quá nhiều sự thay đổi và bị rung động bởi các
vấn đề thích hợp đối với đời sống đức tin, để quản lý Con Thuyền của
Thánh Phêrô và rao truyền Tin Mừng, cả sức mạnh của trí tuệ và và cơ thể
đều cần thiết”.
Giáo hội hiện hữu để rao truyền Phúc Âm:
Không có sự thích hợp nào khác của Giáo hội trong thế giới. Năm nay,
người Công giáo cử hành Năm Đức Tin – tái học hỏi, sống, chia sẻ đức
tin, và rao truyền chính xác những gì chúng ta tin, đồng thời cũng có
nghĩa là phải nói cho thế giới biết sự thật, dù phải trả giá riêng.
Giáo hoàng không là bù nhìn mà là tông đồ,
không là người quản lý mà là sứ giả. Khi tuyên bố từ nhiệm, ĐGH Biển
Đức XVI đã truyền tín hiệu rằng Giáo hội của thế kỷ XXI sẽ không
là Giáo hội của công việc như bình thường, không là Giáo hội của sự duy
trì cơ cấu, của sự cách ly, hoặc của sự mong mỏi về quá khứ. Giáo hội
hiện hữu để rao truyền Tin Mừng. Những người kế thừa sứ vụ đó nhờ Bí tích Thánh tẩy phải sẵn sàng hy sinh nhiều để đáp lại lời mời gọi đó.
TRẦM THIÊN THU
(Chuyển ngữ từ HuffingtonPost.com)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét