Người miền Trung rất thích ăn bánh trong dịp Tết vì thế họ chế biến rất nhiều loại bánh mỗi độ Tết đến xuân về...
Dưới đây là 7 loại bánh truyền thống không thể thiếu trên đĩa bánh Tết miền Trung.
1. Bánh tét
Bánh tét, có nơi gọi là bánh đòn, là một loại bánh trong ẩm thực của
người Kinh và một số dân tộc thiểu số ở miền Nam và miền Trung Việt Nam
là nét tương đồng của banh chưng ở Miền Bắc về nguyên liệu, cách nấu,
chỉ khác về hình dáng và sử dụng lá chuoi để gói thay vì lá dong, nhưng
cũng có nhiều bánh tét nhân chuoi hay đậu đen. Vì vậy nó cũng được sử
dụng nhiều nhất trong dịp Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc Việt Nam
với vị trí không khác bánh chưng.
Bánh
tét có hình trụ dài nên còn được gọi là đòn bánh, hai đòn thường có một
quai bánh chung bằng gân lá chuối tạo thành một cặp. Do có hình trụ nên
khi nấu xong không thể ép bớt nước được và cả do dùng lá chuối nên bánh
để không được lâu. Để khắc phục, người ta thường làm bánh không có nhân
thịt để có thể để được lâu hơn hoặc dùng ăn chay với nhân có thể là
chuối chín. Bánh được đánh giá là gói khéo khi bánh được làm tròn đều,
buộc chặt, nhân bánh nằm chính giữa, có nghệ nhân còn gói nhân khi cắt
ra có hình tam giác.
Bánh
tét ngày Tết thường để lâu được vài ngày, được nấu vào đêm giao thừa để
những ngày Tết có thể dùng để ăn với dưa món và thịt kho, những ngày
này theo tục lệ người Việt là không sử dụng bếp núc. Đây thường là bánh
tét nhân mặn với thịt, mỡ và đậu xanh, và dùng cho nhiều người ăn. Ngoài
ra, còn có bánh tét nhân ngọt với nhân chuối hoặc đậu xanh, loại to
dùng cho nhiều người ăn hoặc loại nhỏ dùng cho một người ăn.
2. Bánh lá răng bừa xứ Thanh
Trên
mâm cỗ ngày Tết cổ truyền, tuy có rất nhiều thức ăn ngon nhưng luôn có
thêm đĩa bánh lá răng bừa (chiếc bánh nhỏ, thon như răng của chiếc bừa)
bốc khói nghi ngút, thơm lừng mùi hành mỡ, lá chuối thật hấp dẫn.
Nhân
bánh lá răng bừa gồm hành khô, thịt ba chỉ băm nhỏ, mộc nhĩ trộn với
hạt tiêu, muối vừa đủ. Nếu làm bánh lá răng bừa để lễ chay hoặc đi lễ
chùa thì nhân bánh được làm bằng lạc hoặc đậu.
Sau
khi gói xong, những chiếc bánh lá răng bừa bằng ngón tay trỏ hoặc như
những chiếc răng bừa xinh xắn được xếp ngay ngắn vào nồi, sau đó đổ nước
đun sôi rồi luộc chín.
3. Bánh Tổ
Bánh tổ được nhiều người miền Trung nói rằng có từ vua thời Lê Thánh Tôn. Khi đó, những người từ miền Bắc di cư vào vùng đất mới Quảng Nam nhớ về quê cha đất tổ, nên vào dịp tết họ làm một loại bánh bằng chất liệu sẵn có tại địa phương dâng cùng tổ tiên, tạ ơn trời đất.
Bánh
tổ, có nơi gọi là bánh ổ, được làm từ đường đen và nếp hương. Đường đen
là loại đường bát, cứng, sản xuất từ các lò đường thủ công trong làng,
còn nếp chọn loại dẻo, thơm ngon.
4. Bánh in
Bánh
in giống bánh khảo ở miền Bắc. Được làm từ gạo nếp xay mịn, sau đó mang
đi phơi sương cho có độ ẩm thích hợp. Tiếp đó, đường bát cũng được nạo
thành bột mịn, trộn đều vào bột bánh. Nhẹ tay úp khuôn bánh lên nong,
nia có lót giấy hoặc lá chuối cho sạch, để lấy bánh ra.
Để
bánh được cứng hơn, có thể phơi một nắng, hoặc dùng than củi nướng qua
một lần, bánh sẽ cứng hơn và có mùi thơm hòa quyện của đường và nếp.
Nay, phổ biến là bánh in có trộn thêm bột đậu xanh. Cũng có loại bánh in
chỉ làm hoàn toàn bằng bột đậu xanh đã được rang chín xay mịn, trộn với
đường đã thắng keo lại.
5. Bánh gừng
Bánh
gừng nhưng không phải làm từ gừng mà người làm bánh chỉ nặn giống hình
củ gừng. Bánh được đem chiên dầu cho phồng lên và có màu vàng như màu
gừng.
Người
ta cắm những củ gừng ấy vào tăm tre nhỏ rồi đem đặt thành hình tháp
chung quanh một cái lõi làm bằng thân cây chuối. Tất cả đặt trên chiếc
mâm gỗ trông như một khối tháp, toàn khối như vậy gọi là "quả bánh
gừng".
6. Bánh su sê Huế
Được
làm bằng bột sắn có nhân đậu xanh với dừa hay tôm chấy (tôm chấy là tôm
tươi được rang xát cho nhỏ tơi ra), gói lá dừa đem hấp cách thủy.
Nếu
như chiếc bánh ở ngoài Bắc có hình hơi tròn dẹt và được gói trong giấy
bóng kính trang kim màu vàng hoặc đỏ, ăn hơi nhão và có vị của phẩm màu;
thì ngược lại, bánh phu thê Huế lại được đóng khuôn trong những chiếc
hộp lá dừa xinh xắn, thanh nhã, đáng yêu và ăn có vị giòn mát, thơm ngọt
hấp dẫn.
7. Bánh măng
Bánh
măng làm bằng măng tươi thái chỉ đem rim kỹ với đường, nấu lẫn với bột
nếp. Sau đó cắt miếng, phủ lớp bột hoàng tinh bên ngoài rồi bọc bằng
giấy bóng.
PHS CHUYỂN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét