Nhìn lại một đời kẻ được sai đi
Đối với tôi, bước sang một năm mới, là bước gần đến ngày ra đi.
Vì thế, tôi nghĩ đến một cách, để thể hiện tinh
thần hiệp thông với Đức Cha Giuse và anh em linh mục, đang khi chúng ta còn
được gặp nhau. Cách đó là tâm sự về vài điều tôi nhận thấy, khi nhìn lại cuộc
đời tôi được Chúa sai đi. Nhất là cuộc đời Giám mục của tôi.
Các điều tôi ghi nhận về cuộc đời Chúa sai tôi đi, thì khá nhiều. Hôm nay, tôi chỉ xin chia sẻ 2 điều:
Các điều tôi ghi nhận về cuộc đời Chúa sai tôi đi, thì khá nhiều. Hôm nay, tôi chỉ xin chia sẻ 2 điều:
- I/ Cảm nghiệm về thánh ý Chúa khi tôi được sai đi, trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt.
- II/ Cảm nghiệm về cách thực hiện những thánh ý đó.
Tôi xin nói vắn, nhưng rõ, với hy vọng chia sẻ này sẽ được đón nhận như một
món quà thân thương.
I. Cảm nghiệm về thánh ý Chúa, khi tôi được Chúa sai đi.
Khi Chúa sai tôi đi, Chúa không hiện ra nói cho tôi biết, Chúa sai đi vì những mục đích riêng nào. Nhưng, trong khi tôi hoang mang, sợ hãi, thì Chúa trấn an tôi, bằng cách cho tôi cảm thấy thánh ý Chúa dành riêng cho tôi là thế này:
1/ Trước hết, tôi cảm nghiệm Chúa sai tôi đi, để tôi hiện diện ân cần giữa đoàn chiên, như người mục tử nhân lành gắn bó với đoàn chiên, nhất là trong hoàn cảnh khó khăn.
Dù không làm được gì, chỉ hiện diện như một người cha, một người mẹ, thì cũng đã là một lò lửa toả ấm và tin tưởng cho cả gia đình, trong cảnh lạnh lẽo, hoang mang.
Từ kinh nghiệm đó, tôi cho rằng: Sự các linh mục hiện diện thường xuyên một cách ân cần gắn bó với nơi mình được sai đến là điều thánh ý Chúa coi như trách nhiệm đầu tiên.
2/ Tôi cảm nghiệm Chúa sai tôi đi, để tôi cùng với đoàn chiên đón nhận sự Chúa thanh luyện Hội Thánh Việt Nam nói chung, và từng cộng đoàn, từng tín hữu nói riêng.
Sự thanh luyện thời 1975 là rất mới mẻ, đau đớn và lâu dài. Qua kinh nghiệm đó, tôi hiểu rõ hơn vai trò của người mục tử trong việc chia sẻ sự thanh luyện, mà Chúa thường thực hiện cho Hội Thánh.
Khi Hội Thánh bị thử thách, hầu như ai cũng phải rơi vào cơn khủng hoảng. Lúc đó, nếu được Chúa giúp, người ta sẽ được ơn dứt bỏ ý riêng, để bám vào Chúa, và vui lòng thuận theo ý Chúa. Trong những trường hợp như vậy, người mục tử sẽ giữ vai trò đặc biệt, để giúp đoàn chiên đón nhận ơn thanh luyện.
3/ Tôi cảm nghiệm thấy, Chúa sai tôi đi là để làm chứng cho Thiên Chúa tình yêu.
Thời gian 1975, chúng ta thấy làm chứng cho Chúa tình yêu là điều khó có thể làm được. Đầy nghi kỵ, đầy thiên kiến, đầy thù hận. Nhưng với ơn Chúa, tôi thấy nhiều tín hữu đã làm chứng được bằng một đời sống cụ thể. Dần dần, nhiều người khác cũng cùng làm chứng cho Thiên Chúa tình yêu.
Kết quả lan rộng và đi sâu.
Kinh nghiệm đó dạy tôi rằng: Làm chứng cho tình yêu Chúa là việc luôn khó. Nhưng bao giờ cũng có kết quả, nhờ cậy tin vào Chúa. Khởi đi từ người đứng đầu Hội Thánh địa phương.
4/ Tôi cảm nghiệm thấy, Chúa sai tôi đi, là để gieo trồng Lời Chúa.
Hoàn cảnh lúc đó, tôi gặp nhiều khó khăn trong việc rao giảng. Nhưng chính vì thấy khó, nên tôi luôn giảng Lời Chúa, chứ không giảng lời ai khác. Sau cùng, việc gieo trồng Lời Chúa đã mở rộng ra xa và thành thói quen.
Kinh nghiệm trên đây rất quý cho tôi. Nó cũng nhắc cho các linh mục hãy luôn đào sâu Lời Chúa.
5/ Tôi cảm nghiệm thấy, Chúa sai tôi đi, để góp phần nào vào việc giúp cho liên hệ giữa Việt Nam và Toà Thánh được cải thiện dần dần.
Tình hình sau 1975 hết sức căng giữa Đạo và Đời, giữa Việt Nam và Toà Thánh.
Nhưng, Chúa thương, dần dần đã có những bước tiến nhỏ. Về việc này, tôi thấy nhiều người, cho tới bây giờ, vẫn chưa thấy sự tế nhị của vấn đề. Vấn đề không đơn giản chút nào. Như vụ phong thánh. Theo tôi, cầu nguyện và hy sinh vẫn hơn là giải thích.
6/ Sau cùng, tôi cảm nghiệm thấy, Chúa sai tôi đi, để trở thành một phần nhỏ bé của Hy Lễ cứu độ do Chúa Giêsu dâng lên Chúa Cha.
Nhận thức trên đây giúp tôi dâng thánh lễ trên bàn thờ không phải chỉ là nghi thức bí tích, mà còn phải dâng lên Chúa chính mình và đời sống tôi, với những đớn đau, vất vả, lo âu hồn xác hằng ngày.
Kinh nghiệm dâng mình làm của lễ mọi ngày và suốt đời giúp tôi hiểu, kẻ được sai đi phải nhớ mình được sai đi vác thánh giá và bước theo Chúa Giêsu vác thánh giá. Suốt đời mình phải là một Hy lễ trên thánh giá.
Trên đây là những gì tôi cảm nghiệm về thánh ý Chúa, khi tôi được Chúa sai vào một giai đoạn lịch sử.
Những cảm nghiệm đó cho phép tôi nghĩ rằng: Mỗi mục tử, khi được sai đi, cần lắng nghe thánh ý Chúa. Xem Chúa muốn gì.
Có những thánh ý Chúa không được ghi rõ trong bài sai. Mỗi mục tử phải tự mình khám phá ra những nhu cầu khẩn thiết đang đặt ra nơi mình được sai đến, và ở giai đoạn lịch sử mình được sai vào.
II. Cảm nghiệm về cách thực hiện các thánh ý Chúa
Nhờ những năm làm Linh Hướng trong chủng viện, tôi nhớ những bài tu đức của các bậc khôn ngoan dạy, về cách thực hiện thánh ý Chúa.
Tôi xin nêu lên vài việc chính yếu cụ thể như:
1/ Phúc Âm hoá những chiều sâu của chính mình.
I. Cảm nghiệm về thánh ý Chúa, khi tôi được Chúa sai đi.
Khi Chúa sai tôi đi, Chúa không hiện ra nói cho tôi biết, Chúa sai đi vì những mục đích riêng nào. Nhưng, trong khi tôi hoang mang, sợ hãi, thì Chúa trấn an tôi, bằng cách cho tôi cảm thấy thánh ý Chúa dành riêng cho tôi là thế này:
1/ Trước hết, tôi cảm nghiệm Chúa sai tôi đi, để tôi hiện diện ân cần giữa đoàn chiên, như người mục tử nhân lành gắn bó với đoàn chiên, nhất là trong hoàn cảnh khó khăn.
Dù không làm được gì, chỉ hiện diện như một người cha, một người mẹ, thì cũng đã là một lò lửa toả ấm và tin tưởng cho cả gia đình, trong cảnh lạnh lẽo, hoang mang.
Từ kinh nghiệm đó, tôi cho rằng: Sự các linh mục hiện diện thường xuyên một cách ân cần gắn bó với nơi mình được sai đến là điều thánh ý Chúa coi như trách nhiệm đầu tiên.
2/ Tôi cảm nghiệm Chúa sai tôi đi, để tôi cùng với đoàn chiên đón nhận sự Chúa thanh luyện Hội Thánh Việt Nam nói chung, và từng cộng đoàn, từng tín hữu nói riêng.
Sự thanh luyện thời 1975 là rất mới mẻ, đau đớn và lâu dài. Qua kinh nghiệm đó, tôi hiểu rõ hơn vai trò của người mục tử trong việc chia sẻ sự thanh luyện, mà Chúa thường thực hiện cho Hội Thánh.
Khi Hội Thánh bị thử thách, hầu như ai cũng phải rơi vào cơn khủng hoảng. Lúc đó, nếu được Chúa giúp, người ta sẽ được ơn dứt bỏ ý riêng, để bám vào Chúa, và vui lòng thuận theo ý Chúa. Trong những trường hợp như vậy, người mục tử sẽ giữ vai trò đặc biệt, để giúp đoàn chiên đón nhận ơn thanh luyện.
3/ Tôi cảm nghiệm thấy, Chúa sai tôi đi là để làm chứng cho Thiên Chúa tình yêu.
Thời gian 1975, chúng ta thấy làm chứng cho Chúa tình yêu là điều khó có thể làm được. Đầy nghi kỵ, đầy thiên kiến, đầy thù hận. Nhưng với ơn Chúa, tôi thấy nhiều tín hữu đã làm chứng được bằng một đời sống cụ thể. Dần dần, nhiều người khác cũng cùng làm chứng cho Thiên Chúa tình yêu.
Kết quả lan rộng và đi sâu.
Kinh nghiệm đó dạy tôi rằng: Làm chứng cho tình yêu Chúa là việc luôn khó. Nhưng bao giờ cũng có kết quả, nhờ cậy tin vào Chúa. Khởi đi từ người đứng đầu Hội Thánh địa phương.
4/ Tôi cảm nghiệm thấy, Chúa sai tôi đi, là để gieo trồng Lời Chúa.
Hoàn cảnh lúc đó, tôi gặp nhiều khó khăn trong việc rao giảng. Nhưng chính vì thấy khó, nên tôi luôn giảng Lời Chúa, chứ không giảng lời ai khác. Sau cùng, việc gieo trồng Lời Chúa đã mở rộng ra xa và thành thói quen.
Kinh nghiệm trên đây rất quý cho tôi. Nó cũng nhắc cho các linh mục hãy luôn đào sâu Lời Chúa.
5/ Tôi cảm nghiệm thấy, Chúa sai tôi đi, để góp phần nào vào việc giúp cho liên hệ giữa Việt Nam và Toà Thánh được cải thiện dần dần.
Tình hình sau 1975 hết sức căng giữa Đạo và Đời, giữa Việt Nam và Toà Thánh.
Nhưng, Chúa thương, dần dần đã có những bước tiến nhỏ. Về việc này, tôi thấy nhiều người, cho tới bây giờ, vẫn chưa thấy sự tế nhị của vấn đề. Vấn đề không đơn giản chút nào. Như vụ phong thánh. Theo tôi, cầu nguyện và hy sinh vẫn hơn là giải thích.
6/ Sau cùng, tôi cảm nghiệm thấy, Chúa sai tôi đi, để trở thành một phần nhỏ bé của Hy Lễ cứu độ do Chúa Giêsu dâng lên Chúa Cha.
Nhận thức trên đây giúp tôi dâng thánh lễ trên bàn thờ không phải chỉ là nghi thức bí tích, mà còn phải dâng lên Chúa chính mình và đời sống tôi, với những đớn đau, vất vả, lo âu hồn xác hằng ngày.
Kinh nghiệm dâng mình làm của lễ mọi ngày và suốt đời giúp tôi hiểu, kẻ được sai đi phải nhớ mình được sai đi vác thánh giá và bước theo Chúa Giêsu vác thánh giá. Suốt đời mình phải là một Hy lễ trên thánh giá.
Trên đây là những gì tôi cảm nghiệm về thánh ý Chúa, khi tôi được Chúa sai vào một giai đoạn lịch sử.
Những cảm nghiệm đó cho phép tôi nghĩ rằng: Mỗi mục tử, khi được sai đi, cần lắng nghe thánh ý Chúa. Xem Chúa muốn gì.
Có những thánh ý Chúa không được ghi rõ trong bài sai. Mỗi mục tử phải tự mình khám phá ra những nhu cầu khẩn thiết đang đặt ra nơi mình được sai đến, và ở giai đoạn lịch sử mình được sai vào.
II. Cảm nghiệm về cách thực hiện các thánh ý Chúa
Nhờ những năm làm Linh Hướng trong chủng viện, tôi nhớ những bài tu đức của các bậc khôn ngoan dạy, về cách thực hiện thánh ý Chúa.
Tôi xin nêu lên vài việc chính yếu cụ thể như:
1/ Phúc Âm hoá những chiều sâu của chính mình.
- a) Siêng năng cầu nguyện, gẫm suy Lời Chúa, dâng lễ sốt sắng. Để sống tốt tương quan với Chúa.
- b) Không tự cho mình quyền xét xử người khác và đổ lỗi cho ai. Để sống tốt tương quan với người khác.
- c) Chấp nhận mình yếu đuối, dễ lỗi lầm, có nhiều giới hạn. Thực lòng thống hối, khiêm cung. Để sống với mình trong sự thực.
- d) Cảnh giác với những ước muốn, những thao thức và những đối tượng mình mơ tưởng.
- e) Luôn xin Chúa Giêsu là trung tâm đời mình.
2/ Đi sâu vào tầm xa của các dự đoán tôn giáo.
Cần có những dự đoán đúng về tình hình tôn giáo trong tương lai. Kinh nghiệm cho tôi thấy: Tại Việt Nam, trước 1955 và 1975, nhiều đấng bậc đã có những dự đoán rất sai về tình hình, kể cả tình hình về Công giáo. Dự đoán sai, nên chuẩn bị sai, đầu tư sai.
3/ Mở rộng cái nhìn về những giá trị được đánh giá là cần được vun trồng sớm.
Nhìn rộng trong các lãnh vực xã hội, tôn giáo và tu trì, xem sự phục vụ nào là đang cần. Như sự chăm sóc đến tầng lớp nghèo, sự chính người tu cũng cần chia sẻ cảnh nghèo của dân, sự đào tạo đúng đắn tinh thần Giáo Hội và tinh thần Dân Tộc.
4/ Tỉnh thức phân định ý Chúa
Cần có những dự đoán đúng về tình hình tôn giáo trong tương lai. Kinh nghiệm cho tôi thấy: Tại Việt Nam, trước 1955 và 1975, nhiều đấng bậc đã có những dự đoán rất sai về tình hình, kể cả tình hình về Công giáo. Dự đoán sai, nên chuẩn bị sai, đầu tư sai.
3/ Mở rộng cái nhìn về những giá trị được đánh giá là cần được vun trồng sớm.
Nhìn rộng trong các lãnh vực xã hội, tôn giáo và tu trì, xem sự phục vụ nào là đang cần. Như sự chăm sóc đến tầng lớp nghèo, sự chính người tu cũng cần chia sẻ cảnh nghèo của dân, sự đào tạo đúng đắn tinh thần Giáo Hội và tinh thần Dân Tộc.
4/ Tỉnh thức phân định ý Chúa
- khác ý thế gian
- khác ý ma quỷ
- khác ý xác thịt.
Đồng thời tỉnh thức nhận ra những sự lạ lùng Chúa làm hằng ngày. Thường có
rất nhiều ảo tưởng, hoang tưởng về ý Chúa và việc của Chúa.
5/ Luôn nâng cao hơn mãi trình độ trí thức cần cho người mục tử thời nay.
Sẽ rất là thiệt hai cho mục vụ, khi trình độ trí thức thấp, yếu về suy tư, lại phải đối thoại với nhiều loại tư tưởng phức tạp, chống đạo, nghịch đạo, phản đạo. Nhất là không nhận ra vấn đề nào trong một tình hình đầy những vấn đề.
6/ Chấp nhận sự hèn mọn của mình, để:
5/ Luôn nâng cao hơn mãi trình độ trí thức cần cho người mục tử thời nay.
Sẽ rất là thiệt hai cho mục vụ, khi trình độ trí thức thấp, yếu về suy tư, lại phải đối thoại với nhiều loại tư tưởng phức tạp, chống đạo, nghịch đạo, phản đạo. Nhất là không nhận ra vấn đề nào trong một tình hình đầy những vấn đề.
6/ Chấp nhận sự hèn mọn của mình, để:
- biết cộng tác với người khác
- - biết rời công việc, khi mình không còn đủ sức
- - biết phó thác tuyệt đối vào Chúa, trong mọi trường hợp
- - biết luôn bắt đầu lại.
- Nhưng, không vì phó thác nơi Chúa, mà rơi vào buông xuôi, lười biếng, ù lỳ, nguội lạnh.
Kết
Trên đây là một chia sẻ đơn giản, riêng tư.
Qua chia sẻ này, tôi xin có một kết luận vắn gọn, đó là: Người môn đệ được Chúa sai đi phải lấy tu đức làm chính, làm nền.
Tu đức nói đây phải hiểu là tu đức của Phúc Âm. Chứ không mạo hiểm bám vào những thứ tu đức dễ dãi, lệch lạc.
Đạo đức của cộng đoàn lên hay xuống, một phần do các mục tử. Các mục tử có là một thứ máng chuyên chở ơn thánh xuống cho cộng đoàn hay không, một phần vì các ngài có còn là người của Chúa hay không.
Và nếu các ngài muốn là người của Chúa, thì dứt khoát các ngài phải sống theo tu đức Phúc Âm.
Tu đức cả trong nội tâm. Tu đức cả ở thái độ, tư cách bên ngoài.
Chúng ta hãy khiêm nhường, kiên trì tập luyện tu đức Phúc Âm hằng ngày, suốt đời cho đến chết, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh. Coi tu đức là bổn phận ưu tiên.
Tương lai Hội Thánh Việt Nam sẽ gặp những thử thách mới.
Riêng tôi, khi nhìn lại đời mình, tôi thấy đời mình có nhiều thiếu sót, lỗi lầm về tu đức. Xin Chúa xót thương tha thứ. Xin mọi người rộng lượng thứ tha.
Trong tinh thần hiệp thông, tôi trông cậy nơi Hội Thánh, và hoàn toàn phó thác mình trong trái tim Chúa giàu lòng thương xót, nhờ Đức Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse.
Trên đây là một chia sẻ đơn giản, riêng tư.
Qua chia sẻ này, tôi xin có một kết luận vắn gọn, đó là: Người môn đệ được Chúa sai đi phải lấy tu đức làm chính, làm nền.
Tu đức nói đây phải hiểu là tu đức của Phúc Âm. Chứ không mạo hiểm bám vào những thứ tu đức dễ dãi, lệch lạc.
Đạo đức của cộng đoàn lên hay xuống, một phần do các mục tử. Các mục tử có là một thứ máng chuyên chở ơn thánh xuống cho cộng đoàn hay không, một phần vì các ngài có còn là người của Chúa hay không.
Và nếu các ngài muốn là người của Chúa, thì dứt khoát các ngài phải sống theo tu đức Phúc Âm.
Tu đức cả trong nội tâm. Tu đức cả ở thái độ, tư cách bên ngoài.
Chúng ta hãy khiêm nhường, kiên trì tập luyện tu đức Phúc Âm hằng ngày, suốt đời cho đến chết, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Linh. Coi tu đức là bổn phận ưu tiên.
Tương lai Hội Thánh Việt Nam sẽ gặp những thử thách mới.
Riêng tôi, khi nhìn lại đời mình, tôi thấy đời mình có nhiều thiếu sót, lỗi lầm về tu đức. Xin Chúa xót thương tha thứ. Xin mọi người rộng lượng thứ tha.
Trong tinh thần hiệp thông, tôi trông cậy nơi Hội Thánh, và hoàn toàn phó thác mình trong trái tim Chúa giàu lòng thương xót, nhờ Đức Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét