Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

Suy nghĩ về Giáo sư Trần Văn Khê



Giáo sư Tiến sĩ âm nhạc Trần Văn Khê vừa qua đời tại Sài Gòn sau thời gian nằm viện, hưởng thọ 94 tuổi.
Ông du học tại Pháp từ năm 1949 và là người Việt Nam đầu tiên đậu tiến sỹ Âm nhạc học vào năm 1958, với luận án tiến sĩ "Âm nhạc truyền thống Việt Nam". Ông được biết đến là người đã có công quảng bá âm nhạc cổ truyền Việt Nam ra thế giới.
Sau đây là ý kiến của một số chuyên gia và nghệ sĩ về âm nhạc dân tộc ViệtNam trong và ngoài nước chia sẻ về ông.

Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2015

Những sự thật thú vị 
về đặc quyền của Nữ hoàng Anh Quốc.

Sở hữu mọi cá voi, cá heo trong vùng biển nước Anh, chạy xe không cần bằng lái… là những đặc quyền của Nữ hoàng Anh Elizabeth đệ nhị.
Mặc dù ngày nay vai trò của Nữ hoàng Anh chủ yếu là mang tính nghi lễ và hầu hết các đặc quyền đã được phân chia cho các bộ trưởng chính phủ, tuy nhiên, Nữ hoàng Anh vẫn nắm giữ một số quyền lực đặc biệt mà ít người biết đến.

1. Sở hữu toàn bộ số thiên nga trên dòng sông Thames
Theo quy định, toàn bộ số thiên nga không được đánh dấu trên dòng sông Thames đều thuộc sở hữu của Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị mặc dù "quyền lực của Nữ hoàng chỉ có hiệu lực ở những đoạn sông nhất định và các nhánh xung quanh", trang website chính thức của Hoàng gia Anh cho hay.



2. Sở hữu toàn bộ cá voi, cá heo và cá tầm trong vùng biển thuộc sở hữu của Anh
Nữ hoàng Anh sở hữu hàng loạt các loài động vật dưới nước trong vùng biển thuộc sở hữu của Anh như cá tầm, cá voi, cá heo... Theo tạp chí Time, điều luật này đã tồn tại từ năm 1324, dưới thời Vua Edward đệ nhị đến nay.

Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2015

HẠT GIỐNG ĐỨC TIN
Khi được xem cuốn phim về cái chết của Đức cha Oscar Romero, Tổng giám mục El Salvador, nó làm cho tôi có nhiều cảm xúc và cảm phục về vị Giám mục đã hy sinh mạng sống của mình, để đứng lên bảo vệ, bên vực cho lẽ công bằng, cho người nghèo, cho những người bị áp bức bất công. Ngài như là hạt giống được gieo vào lòng đất để trổ sinh ra những bông hạt khác.


Thứ Ba, 2 tháng 6, 2015

Im Lặng: “Một Nghệ Thuật Sống”

Tuy nhiên, có đôi khi lại cần im lặng, lúc đó sự im lặng có giá trị hơn nhiều. Và lúc này chính sự im lặng lại “nói” nhiều hơn. Đó là đặc ngữ của sự im lặng, một loại văn hoá kỳ diệu, nhưng không dễ thực hiện. Thật chí lý câu nói của T. Man: “Người khôn ngoan mang tất cả tài sản vào trong đầu”.

Đó chính là giá trị của sự im lặng. Nhưng khi nào nên im lặng?

1. Khi người khác buồn phiền, đau khổ 
Biết vui với người vui, buồn với người buồn. Đó là hành vi của người có văn hoá, tri thức, biết điều, biết cư xử và thấu cảm. Không gì vô duyên hơn khi người khác khóc mà mình lại cười – hoặc ngược lại. Sự “nghịch lý” đó có thể  khiến chúng ta trở nên lố bịch, hợm hĩnh và kiêu ngạo

2. Khi người khác suy tư, lao động trí óc 
Sự im lặng là “ cần thiết ” của hoạt động trí óc. Nhờ đó mà có những kiệt tác, sự cao cả , sự hiểu biết, sự trưởng thành, sự hồi tâm… Văn hào W. Goethe xác định: “Tài năng được nuôi dưỡng trong cô tịch, còn ý  chí  được tạo bởi những cơn sóng dữ của giông tố cuộc đời”. Thấy người khác trầm tư , đừng phá “khoảng riêng” của họ. Sự im lặng lúc đó thực sự cần thiết và có ý nghĩa.

WORLD TIME

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------