Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014

Willowmarsh

Cuộc tình dưới mưa và Bài thánh ca buồn khắc khoải 40 năm  
Nữ Sinh
Ảnh minh họa.
 ================================

Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014


SUY TƯ về MẦU NHIỆM NHẬP THỂ

Theo LƯỢC ĐỒ THẦN HỌC 
của CHALCÉDOINE

I.  MẦU NHIỆM NHẬP THỂ.
         
Chúng ta đã quá quen dùng từ ngữ “nhập thể” để chỉ mầu nhiệm Con Thiên Chúa đồng bản thể với Thiên Chúa, đã làm người và ở giữa loài người chúng ta.
         
Thực ra từ ngữ “nhập thể” còn nhiều khiếm khuyết. Chữ “nhập” gợi ra hình ảnh một vị thần linh nhập vào trong một người hay một thực tại nào đó. Đột nhập chứ không đồng hóa, không trở nên, nghĩa là vẫn còn một khoảng cách hữu thể. Vả lại “nhập vào” là hành vi có tính cách nhất thời, vì nhập vào rồi sẽ xuất ra. Dù thời gian nhập vào kéo dài bao lâu đi nữa, thời gian ấy vẫn qua đi, và như vậy thì không diễn tả đúng mầu nhiệm Con Thiên Chúa làm người, trở nên một con người cụ thể là Giêsu Nazareth.


Đối với niềm tin của chúng ta, giữa Giêsu Nazareth và Con Thiên Chúa không còn một khoảng cách hữu thể nào nữa: Giêsu Nazareth là Con Thiên Chúa, và Con Thiên Chúa đã trở nên Giêsu Nazareth. Giêsu Nazareth là Con và mãi mãi là Con Thiên Chúa, và từ lúc làm người, Con Thiên Chúa không bao giờ rũ bỏ nhân tính của mình nữa.
         
Khi chúng ta tuyên xưng một Đức Giêsu Kitô Con Một Thiên Chúa, sinh bởi Chúa Cha từ trước muôn đời... Vì chúng ta... đã từ trời xuống thế và đã làm người, chúng ta tuyên xưng hai điều cốt yếu:

Đức Giêsu Kitô là Thiên Chúa thật và là người thật.
Thiên Chúa thật đã trở thành người thật.

Thứ Bảy, 6 tháng 12, 2014

TỘI SIMONIA (SIMONY) LÀ TỘI GÌ?
Sách Tông Đồ Công Vụ  kể chuyện một người phù thủy tên là Simon từng làm nhiều trò ảo thuật để mê hoặc  dân chúng về “quyền năng vĩ đại” của mình. Anh này cũng đến nghe các Tông Đồ giảng và được chịu phép rửa tội. Thấy các Tông Đồ đặt tay ban ơn Chúa Thánh Thần cho các tín hữu, anh rất  thích thú  nên đã ngỏ ý biếu tiền cho các Tông Đồ để xin đặc quyền ban ơn ấy, nhưng  đã bị Thánh Phêrô quở trách nặng nề  như sau: “tiền bạc của anh sẽ tiêu tan luôn với anh, vì anh tưởng có thể lấy tiền mà mua ân huệ của Thiên Chúa sao?” ( cf.Acts 8: 9-24). Nghe thế, anh phù thủy kia sợ hãi và van xin Phêrô và Gioan xin Chúa cho anh khỏi bị án phạt đó. 

Từ câu chuyện này, Giáo Hội đã dùng tên anh phù thủy Simon này để chỉ một loại tội gọi là “Tội mại thánh = simonia = simony) mà Giáo Luật đã minh nhiên ngăn cấm qua những điều khoản sau đây:      
c.149, triệt 3:  “Sự chỉ định chức vụ nhờ việc mại thánh đương nhiên vô giá tri.” 
c.848: “Khi ban các Bí Tích, thừa tác viên không được đòi thêm cái gì khác ngoài số tiền thù lao mà nhà chức trách có thẩm quyền đã ấn định; và phải cẩn thận đừng để những người nghèo không được lãnh nhận Bí Tích vì lý do túng thiếu.” 
c.947: “Trong vấn đề bổng lễ, phải xa tránh hoàn toàn mọi hình thức buôn bán hay thương mại.”  
Sách Giáo Lý Công Giáo (SGLCG)  cũng  đề cập đến tội này và ngăn cấm như sau :
 c.2121: “Tội buôn thần bán thánh (simony) là mua hoặc bán các thực tại thiêng liêng. Pháp sư Simon muốn mua quyền lực linh thiêng ông ta thấy tác động nơi các Tông đồ, nhưng Phêrô đã trả lời ông: “tiền bạc của ngươi hãy hủy hoại đi với ngươi, vì ngươi đã tưởng lấy tiền bạc mà mua được hồng ân của Thiên Chúa” (Cv 8, 20). Thánh Phêrô đã hành động đúng như lời Chúa Giêsu dạy: “các ngươi đã nhận được nhưng không thì cũng hãy ban tặng nhưng không” (Mt 10,8). 

WORLD TIME

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------